MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc?

29-01-2015 - 10:50 AM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc có thể chứng tỏ là một hình mẫu tốt hơn cho tăng trưởng bắt kịp (các quốc gia khác) nhưng điều hành một nền kinh tế trưởng thành và thịnh vượng lại đòi hỏi một tinh thần dám nghĩ dám làm và sáng tạo. Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ có lợi thế hơn.

Nội dung nổi bật:

- Báo cáo mới nhất của WB nhận định vào năm 2017 Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc

- Chính phủ mới của Ấn Độ được ủng hộ của quốc gia này cuối cùng đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng và dỡ bỏ những rào cản làm nền kinh tế trì trệ suốt nhiều năm qua. Trong khi đó kinh tế Trung Quốc suy giảm vì điều chỉnh mô hình tăng trưởng

- Tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào chất lượng dân số và khả năng sáng tạo của mỗi quốc gia. Lợi thế đang nghiêng về Ấn Độ.

Cuộc đua tăng trưởng kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 1940 của thế kỉ trước, khi Ấn Độ giành độc lập còn Trung Quốc có sự thay đổi thể chế chính trị. Nếu chỉ xét về dân số, mỗi quốc gia này đều có tiềm năng thống trị nền kinh tế toàn cầu. Nhưng cho đến gần đây, không còn tồn tại cuộc tranh đua nào cả: vào năm 2013, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã gấp 4,5 lần so với Ấn Độ.

Tuy nhiên, dự báo mới nhất cho thấy rằng lợi thế đang nghiêng về phía Ấn Độ, và có thể là mãi mãi. Ngân hàng thế giới (WB) tiên đoán rằng, vào năm 2017, Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc.

Đây là dự báo ngắn hạn dựa trên một vài tình huống cụ thể. Chẳng hạn như Ấn Độ giờ đây đã có một ngân hàng trung ương đáng tin cậy chuyên làm những việc như xử lý lạm phát. Chính phủ mới đang được ủng hộ của quốc gia này cuối cùng đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng và dỡ bỏ những rào cản làm nền kinh tế trì trệ suốt nhiều năm qua. Nếu tiếp tục như thế, WB dự báo nền kinh tế quốc gia này sẽ tăng 7% vào năm 2017, mức tăng khá cao so với 5,5% trong năm 2014.

Trong khi đó dự báo tăng trưởng dành cho Trung Quốc đã giảm xuống vì chính phủ nước này đã giảm chi tiêu công, thắt chặt tín dụng và đang gỡ mớ bòng bong bất động sản. WB dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 7,4% (năm 2014) xuống còn 6,9% trong năm 2017.

Có nhiều lý do để tin rằng sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc không phải là một thay đổi tạm thời và rằng, trong dài hạn, nền kinh tế Ấn Độ cuối cùng sẽ qua mặt Trung Quốc.

Hiện thời, cả hai quốc gia đều tăng trưởng rất nhanh vì họ đang bắt kịp các nền kinh tế giàu hơn. Họ đang thoát khỏi những ảnh hưởng của sự cô lập thị trường, dân trí kém, tiếp cận công nghệ hạn chế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, và cả những quy định ngăn cản sự phát triển kinh doanh nữa. Rõ ràng rằng một khi đã tháo gỡ được những điều trên thì việc tăng thêm máy móc cũng sẽ không làm tăng năng suất bao nhiêu. Chúng ta không thể tiên đoán được điều này sẽ kéo dài trong bao lâu.

Trong bài viết cho tạp chí Financial Times, Martin Wolf, một trong những cây bút về kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất, dự đoán rằng giai đoạn tăng trưởng nhanh của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài thêm ít nhất 20 năm nữa. Khi đó, cả hai quốc gia này – giống như các nền kinh tế hùng mạnh hiện nay ở những quốc gia phát triển – có được mức tăng trưởng vững chắc 3% mỗi năm là may mắn lắm rồi.

Một khi điều đó xảy ra, tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào chất lượng dân số và khả năng sáng tạo của mỗi quốc gia. Ấn Độ có triển vọng tốt hơn ở cả hai khía cạnh này. Dân số của họ đang tăng, trong khi dân số Trung Quốc đang giảm.

Về mặt sáng tạo thì khó dự báo quốc gia nào sẽ làm tốt hơn trong tương lai. Lợi thế có vẻ nghiêng về Ấn Độ hơn nhờ theo đuổi thể chế chính trị dân chủ, do vậy quyền sở hữu và tính ổn định chung được bảo đảm hơn, giúp nuôi dưỡng nhiều doanh nhân trẻ dám nghĩ dám làm hơn. Còn thể chế chính trị mà Trung Quốc đang hướng đến là một mô hình mới, và không rõ là nó có thể tạo ra môi trường cho những người dám nắm bắt cơ hội, tạo dựng doanh nghiệp và sáng tạo hay không.

Ấn Độ vẫn còn phải đối mặt với nhiều rào cản. Quốc gia này cần xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ hội tiếp cận nền giáo dục có chất lượng, và loại bỏ các thủ tục hành chính đã tồn tại suốt nhiều năm qua dưới nhiều lý do tư lợi cá nhân. Đây là điều mà Trung Quốc có lợi thế hơn vì các nhà lãnh đạo của họ có quyền hơn trong việc thực hiện những quyết định khó khăn và thanh lọc những “ung nhọt”.

Trung Quốc có thể chứng tỏ là một hình mẫu tốt hơn cho tăng trưởng bắt kịp (các quốc gia khác) nhưng điều hành một nền kinh tế trưởng thành và thịnh vượng lại đòi hỏi một tinh thần dám nghĩ dám làm và sáng tạo. Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ có lợi thế hơn.

Lê Thanh Hải

CTV Thanh Hải

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên