Vì sao Đức "dang rộng tay" còn Anh, Pháp "thờ ơ" với người tị nạn?
Đức là nước đầu tiên tuyên bố sẽ tiếp nhận số lượng lớn người nhập cư trong năm nay. Tiếp theo, Anh và một vài nước cũng tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm người tị nạn song con số đưa ra là ít hơn nhiều so với nước Đức. Trong khi đó, những nước Đông Âu như Hungary lại kiên quyết chính sách hạn chế người tị nạn.
- 08-09-2015Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố sẽ tiếp nhận 20.000 người tị nạn
- 08-09-2015Đức: Chi phí cho người tị nạn ước tính lên tới 10 tỷ Euro
- 08-09-20151.300 người Mỹ kiến nghị chính phủ tiếp nhận người tị nạn
- 08-09-2015Điều gì ở Đức đang chờ những người tị nạn?
- 08-09-2015Hàng trăm người tị nạn biểu tình trên đường cao tốc Hungary
Các nước châu Âu bắt buộc phải điều chỉnh lại chính sách để ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hồi đầu tháng, Đức là nước đầu tiên tuyên bố sẽ tiếp nhận số lượng lớn người nhập cư trong năm nay. Tiếp theo, Anh và một vài nước cũng tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm người tị nạn song con số đưa ra là ít hơn nhiều so với nước Đức. Trong khi đó, những nước Đông Âu như Hungary lại kiên quyết chính sách hạn chế người tị nạn.
Chinadaily dẫn bài viết đăng trên Washington Post cho biết sự đối xử khác biệt giữa các nước châu Âu với người di cư xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân liên quan đến kinh tế, xã hội, văn hóa, trong đó vấn đề dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong tương lai là yếu tố quan trọng nhất để hoạch định chính sách đối với người tị nạn.
Đức: Hoan nghênh người tị nạn để giải quyết tình trạng dân số giảm mạnh
Ngày 4/9, Đức tuyên bố sẽ cho phép một số lượng lớn người di cư đến từ Syria đang "tắc nghẽn" ở Hungary nhập cảnh. Điều này nhận được sự ca ngợi của dư luận quốc tế.
Trên thực tế, từ trước đến nay, Đức luôn là quốc gia đi đầu trong việc tiếp nhận lượng người tị nạn. Chính phủ Đức dự kiến đến cuối năm nay sẽ tiếp nhận khoảng 800.000 đơn xin tị nạn, vượt xa con số ước tính hồi đầu năm là 450.000 đơn.
Đức tích cực trong việc tiếp nhận người di cư xuất phát từ hai nguyên nhân đạo đức và kinh tế.
Về mặt đạo đức, trong thời phátxít, rất nhiều người Do Thái của Đức cũng đã phải bỏ quê hương, trở thành người tị nạn. Do đó, hiện nay rất nhiều người dân Đức tình nguyện giúp đỡ người tị nạn.
Nhìn từ góc độ kinh tế, Đức cũng rất cần người tị nạn.
Theo thống kế của cơ quan thống kê Đức, đến cuối năm 2060, dân số Đức sẽ từ 81 triệu người giảm xuống còn 68-73 triệu. Thực tế cho thấy Đức đang thiếu những lao động trẻ có tay nghề.
Ngày 6/9, Ông Dieter Zetsche, Giám đốc điều hành của hãng xe Đức Daimler AG, chia sẻ: "Đại đa số những người di cư đều trong độ tuổi lao động, có học thực và rất có chí tiến thủ. Đây là những người mà chúng tôi đang tìm kiếm." Daimler AG dự định tuyển dụng nhân viên từ những người tị nạn.
Nhìn ở một góc độ xa hơi, dòng người di cư có thể khiến cho nước Đức thu được nhiều cái lợi hơn. Hệ thống phúc lợi của Đức đang đứng trước khủng hoảng vì lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng trong khi số người đang còn làm việc lại giảm đi. Hệ thống phúc lợi này lại dựa vào tiền thuế của những người đi làm. Hiện tại, 3 người đi làm sẽ nuôi 1 người về hưu, nhưng đến năm 2060 thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 2:1. Một lượng lớn người di cư tràn vào Đức sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Anh: Cam kết tiếp nhận người di cư có thể chỉ để chứng minh không phải là quốc gia "lạnh lùng"
So với Đức, Anh không tích cực trong việc tiếp nhận người di cư. Sau khi Đức tuyên bố sẽ tiếp nhận số lượng lớn người di cư, Thủ tướng Anh David Cameron mới cam kết trong 5 năm tới, Anh sẽ tiếp nhận hơn 20.000 người di cư từ Syria. Một số chuyên gia phân tích rằng hành động này của Anh chỉ là một cách để chứng minh Anh không phải là quốc gia thờ ơ với cuộc khủng hoảng nhập cư trầm trọng ở Lục địa già.
Anh có cách giải quyết khác Đức bởi nước này chưa xuất hiện xu hướng dân số giảm sút. Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, năm 2060, Anh sẽ trở thành quốc gia dân số đông nhất châu Âu.
Người dân Anh lo ngại người tị nạn sẽ tạo áp lực cho nền kinh tế, đồng thời tạo ra xung đột về văn hóa với người bản địa.
Pháp: Lo ngại dòng người tị nạn sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng chia rẽ sắc tộc
Pháp là nước tiếp nhận rất ít người tị nạn. Tổng thống Pháp François Hollande ngày 7/9 tuyên bố Pháp sẽ tiếp nhận 24.000 người tị nạn trong 2 năm tới.
Giống như Anh, do lượng người di dân đang sống ở Pháp rất nhiều cũng nước này cũng là một trong vài quốc gia ở châu Âu có xu hướng tăng dân số.
Một vết nứt khá lớn đang tồn tại giữ cộng đồng di dân ngày một lớn mạnh và cộng đồng người da trắng ở Pháp. Dù người Hồi giáo chỉ chiếm 7,5% dân số nhưng những chính khách thuộc phe bảo thủ ở Pháp vẫn lo ngại văn hóa chính thống của Pháp sẽ bị "Hồi giáo hóa." Trong khi Chính phủ Pháp kêu gọi tôn trọng nguyên tắc "tất cả công dân đều bình đẳng" thì nhiều người di cư vẫn cảm thấy bị bỏ mặc. Theo một cuộc điều tra, tỷ lệ thất nghiệp của họ cũng cao hơn người Pháp bản địa.
Pháp không phải đối mặt với vấn đề thiếu lao động trầm trọng như Đức và Chính phủ Pháp cũng chưa tìm được biện pháp hiệu quả để người di cư hòa nhập một cách tốt nhất với xã hội Pháp.
Những quốc gia Đông Âu như Hungary: Từ chối người tị nạn vì lý do kinh tế
Rất người nước Đông Âu đang đối mặt với thách thức dân số giảm nhưng họ vẫn từ chối tiếp nhận người tị nạn. Hungary thậm chí còn ráo riết xây dựng một hàng rào dây thép gai tại biên giới để đối phó với những người di cư trái phép.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban biện hộ cho hành động này là để bảo vệ cho những tín đồ Thiên Chúa giáo ở châu Âu. Thực tế, xu hướng dân số giảm sút của Hungary đã rất rõ rệt. Ước tính đến năm 2030, dân số nước này sẽ giảm 5,8%.
Xu hướng già hóa dân số của một quốc gia Đông Âu khác là Slovakia cũng rất rõ rệt. Tổ chức nguyên cứu dân số Infostat cho biết nước này cần tiếp nhận một lượng lớn người tị nạn để giảm quyết cuộc khủng hoảng dân số trong tương lai. Tuy nhiên, Slovakia công khai tuyên bố rằng họ chỉ tiếp nhận người tị nạn Thiên Chúa giáo. Điều này có nghĩa là một lượng lớn người di cư đạo Hồi đến từ khu vực đang xảy ra xung đột như Syria không thể nhập cư vào nước này.
Theo chuyên gia phân tích, mặc dù đại đa số các quốc gia này đều lấy lý do tôn giáo để từ chối tiếp nhận người tị nạn nhưng nguyên nhân xâu xa đằng sau có thể là nền kinh tế "yếu ớt" cộng với tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong khi dân số tăng trưởng chưa chắc đã khiến kinh tế tăng trưởng.
Vietnam+