MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ án hối lộ 523 triệu USD chấn động Italy

07-10-2014 - 15:59 PM | Tài chính quốc tế

Sau quá trình dày công đi sâu điều tra, nhóm công tố viên thuộc Viện Công tố thành phố Milan đã bóc trần mạng lưới đưa hối lộ tại Hãng Dầu khí đa quốc gia Eni S.p.A, có trụ sở tại Rome.

Nhảy vào mỏ dầu “đầy tai tiếng”

Được biết, Hãng Eni S.p.A có văn phòng đại diện tại 79 quốc gia trên cả 5 châu lục, cũng là công ty công nghiệp lớn nhất Italia với giá trị vốn hóa thị trường là 68 tỷ euro (90 tỷ USD). Chính phủ Italia là cổ đông lớn nhất của Eni nắm hơn 33% trị giá cổ phiếu.

Hãng Eni hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như dầu khí, điện hạt nhân, năng lượng, khai khoáng, hóa chất, sản xuất đồ nhựa, máy móc thiết bị, xây cất khách sạn, công nghiệp dệt may và truyền thông.

Theo đó để có được những hợp đồng khai thác dầu béo bở tại Nigeria, một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi, Ban lãnh đạo Hãng Eni S.p.A đã áp dụng chủ trương dùng tiền "mua đứt" giới quan chức ở quốc gia đông dân nhất lục địa Đen. Cựu giám đốc điều hành Paolo Scaroni và Giám đốc điều hành hiện tại  Claudio Descalzi bị điều tra vì có liên quan đến vụ án.

Qua các trung gian môi giới, hãng Eni đã hối lộ 523 triệu USD trong số 1 tỷ USD được dùng cho việc thanh toán vụ mua bán cho phía đối tác để được độc quyền khai thác lô dầu khí mang số hiệu OPL-245, gồm những mỏ dầu có trữ lượng dồi dào ở phía Nam vịnh Guinea ven bờ Đại Tây Dương.

Giấy phép khai thác lô dầu OPL 245 từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi. Một thập kỷ trước, nhà độc tài quân sự Sani Abacha đã trao quyền khai thác cho Công ty TNHH dầu khí Malabu, Nigeria với vốn đầu tư  20 triệu USD.  Sau cái chết của Abacha, Chính phủ Nigeria mới bãi bỏ thỏa thuận này. Giấy phép Malabu đã được phục hồi vào năm 2006. Đến năm 2011, Eni và Hoàng gia Hà Lan Shell, mua bản quyền các OPL-245 khối giấy phép khoan dầu ngoài khơi từ Chính phủ Nigeria.

Tuy nhiên, theo Reuters bình luận không thể xác định vị trí, địa chỉ của Malabu ở bất cứ đâu trên Nigeria và không rõ liệu các công ty vẫn còn tồn tại. Ủy ban Tội phạm Tài chính và Kinh tế của Nigeria cũng không trả lời các câu hỏi được gửi bởi Reuters.

Sản xuất từ các mỏ dầu dự kiến bắt đầu vào năm 2016 với trữ lượng nắm giữ lên đến 923 triệu thùng dầu thô, tương đương gần một phần tư tổng trữ lượng đã được chứng minh của đất nước này.

Máy bay và xe bọc thép

Nhóm điều tra do 2 công tố viên cao cấp là Fabio di Pasquale và Sergio Spadaro dẫn đầu, đã phát giác ra số tiền 1,092 tỷ USD được chuyển từ tài khoản của Công ty Eni ở Italia cho Chính phủ Nigeria, thông qua tài khoản mở tại Ngân hàng JP Morgan của Mỹ vào năm 2011. Sau khi nhận được số tiền nói trên, Chi nhánh Ngân hàng JP Morgan tại Thủ đô Abuja của Nigeria lại chuyển ngay phần lớn số tiền này sang một tài khoản khác.

Cụ thể 800 triệu USD đã được lần lượt chuyển thành 2 đợt đến tài khoản của Công ty TNHH Dầu khí Malabu mở tại Ngân hàng Quốc gia Algeria. Danh chính ngôn thuận Hãng Malabu đại diện Chính phủ Nigeria cai quản hệ thống giếng dầu OPL-245 và OPL-214, nhưng thực chất đó là công ty "sân sau" do đích thân cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Dan Etete là người sáng lập kiêm cổ đông chủ chốt.

Tiếp đến, Công ty Malabu lại chuyển số tiền này đến những địa chỉ khác nhau trên lãnh thổ Nigeria, trong đó người nhận nhiều nhất trong số tiền hối lộ 523 triệu USD là nhân vật đầy thế lực Abubakar Aliyu, cố vấn thân cận của Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan, người nhận hối lộ cuối cùng đã sử dụng số tiền để mua máy bay và xe bọc thép.

Hơn 200 triệu USD trong số 1,092 tỷ USD ban đầu được chuyển thành khoản tiền "lại quả", qua hình thức chia nhỏ rồi chuyển lòng vòng từ Chi nhánh Ngân hàng JP Morgan ở Abuja đến các tài khoản khác nhau tại châu Âu như Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Stockholm (Thụy Điển)...

"Chúng tôi đang điều tra nhiều vụ chuyển tiền cho nhiều người ở các quốc gia khác nhau đã nhận được khoản tiền mà thay đổi từ hàng triệu đô la đến hàng ngàn đô la", các công tố viên cho biết.

Theo các công tố viên thì chủ nhân thực sự của các tài khoản này là giới quan chức thuộc Eni, cũng như những người có vai vế đã đứng ra làm trung gian môi giới giúp cho vụ đưa hối lộ được "đầu xuôi đuôi lọt".

Mặc dù liên quan tới vụ mua, bán và chiếm 50% sản lượng khai thác tại OPL-245 Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia Shell cũng chưa bị điều tra vì chưa có bằng chứng cụ thể. Mới đây, đại diện của tập đoàn này cũng phát ra một tuyên bố nói rằng: “Các công ty Shell đã hành động ở tất cả các lần thỏa thuận theo quy định của pháp luật quốc tế và Nigeria, các điều khoản vụ mua OPL-245 đều minh bạch”.

Theo Vũ Lân

huongnt

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên