Tài chính thế giới 2018 qua các đồ thị
Chiến tranh thương mại, nợ toàn cầu bùng nổ và thị trường chứng khoán biến động mạnh trong năm 2018. Dưới đây là một số đồ thị phần nào thể hiện những khoảnh khắc đó trên thị trường thế giới.
- 22-08-2017Tài chính thế giới đã lột xác thế nào trong một thập kỷ qua?
- 09-05-2017Hơn 50 công ty tài chính tuyên bố kế hoạch ra đi, London có mất đi vai trò trung tâm tài chính thế giới?
- 11-09-2016Singapore - Điểm nóng trên bản đồ trung tâm tài chính thế giới
Chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ có tới 16 ngày biến động tăng hoặc giảm ít nhất 2%, nhiều nhất kể từ năm 2011.
Peso Argentina là đồng tiền có diễn biến tệ nhất trong năm 2018. Đồng tiền này đã mất tới hơn 50% giá trị.
Bitcoin lao dốc mạnh, từ 16.700 USD/BTC hồi đầu năm xuống còn khoảng 3.500 USD/BTC. Tuy nhiên, quy mô các đợt chào bán tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO) lại đạt đỉnh.
2018 là một năm biến động mạnh đối với các tỷ phú công nghệ Trung Quốc và Mỹ. Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Amazon, "hưởng lợi" nhiều nhất với tổng tài sản tăng thêm 38,7 tỷ USD. Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook, kém may mắn nhất khi tổng tài sản giảm 15,6 tỷ USD.
Mỹ bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc từ mùa hè, áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh lập tức đáp trả tương đương. Tổng giá trị hàng hóa bị áp thuế giữa hai nước hiện là 360 tỷ USD, trong đó Mỹ áp thuế với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh áp thuế với 110 tỷ USD hàng hóa của Washington.
Tổng nợ toàn cầu đã tăng gấp hơn 2 lần so với 15 năm trước, chủ yếu là ảnh hưởng từ việc các chính phủ và doanh nghiệp tăng cường đi vay.
Mỹ, Hàn Quốc và Indonesia đều thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong khi đó, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu lại không thay đổi lãi suất.
Người đồng hành