MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tài năng và trí tuệ vang danh thời Tam Quốc, cớ sao sau khi Quách Gia chết, Gia Cát Lượng mới xuất đầu lộ diện?

05-02-2021 - 23:17 PM | Sống

Liệu có phải năng lực của Gia Cát Lượng thực sự không bằng Quách Gia?

Những câu chuyện liên quan đến giai đoạn lịch sử Tam Quốc, có lẽ nhiều người trong chúng ta vì nghe mãi nên thành ra quen. Từ những tài liệu lịch sử được ghi chép lại cho, người Trung Quốc đã sáng tác, cải biên thành các tác sản phẩm văn hóa như tiểu thuyết diễn nghĩa, phim truyền hình, điện ảnh...

Có rất nhiều trò chơi cũng thích thiết lập bối cảnh câu chuyện vào thời Tam Quốc, bởi văn thần võ tướng của thời kỳ Tam Quốc thật sự quá nhiều và tài giỏi.

Loạn thế xuất anh hùng, trong thời Tam Quốc loạn lạc đã xuất hiện rất nhiều mưu thần võ võ tướng trứ danh thiên hạ.

Trong dân gian luôn lưu truyền lời đồn "Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất hiện". Xét theo thứ tự xuất hiện của các nhân vật trong Tam Quốc, Gia Cát Lượng quả thật xuất hiện sau khi Quách Gia chết. Người Trung Quốc từng có trò chơi thẻ bài "Tam quốc sát", Quách Gia trong trò chơi này đúng là một nhân vật lợi hại, bởi thế ông cũng được người chơi "Tam quốc sát" rất coi trọng.

Thật ra trong lịch sử, Quách Gia đích thực là một thiên tài. Mưu trí của ông quả thật không thua kém Ngọa Long và Phượng Sồ.

 Tài năng và trí tuệ vang danh thời Tam Quốc, cớ sao sau khi Quách Gia chết, Gia Cát Lượng mới xuất đầu lộ diện? - Ảnh 1.

Quách Gia được mệnh danh là "quỷ tài" và được cho là đệ nhất mưu sĩ của Tào Tháo.

Quách Gia (170-207), tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc.

Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, ông giữ chức Tư không Quân tế tửu như chức Đại đô đốc của Chu Du và Quân sư Trung lang tướng của Gia Cát Lượng bấy giờ.

Trong trận Quan Độ, Quách Gia đã cho Tào Tháo rất nhiều mưu kế. Viên Thiệu khi ấy có binh hùng tướng mạnh, trong tay còn có những mưu thần như Điền Phong thế nhưng trí tuệ của Quách Gia quả thật không ai sánh bằng.

Dưới sự phò tá của ông, Tào Tháo lấy yếu thắng mạnh, hạ gục Viên Thiệu, giành được thắng lợi trong đại chiến Quan Độ. Từ đó, Tào Tháo gần như đã thống nhất được phương Bắc.

Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo. Quách Gia cũng được xem là một trong những mưu sĩ giỏi nhất của Tào Tháo nói riêng và thời Tam Quốc nói chung.

Đáng tiếc là ông qua đời khi còn trẻ, nếu không có thể giúp Tào Tháo tạo dựng cơ nghiệp vĩ đại hơn.

Quách Gia chưa từng giao chiến trực tiếp với Gia Cát Lượng, vì thế chúng ta cũng không biết rốt cuộc ai tài giỏi hơn. Thật ra phía sau câu nói "Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất hiện" còn có một câu nữa và câu nói này có liên quan đến một nhân vật lịch sử, đó là Từ Thứ.

Những ai đọc Tam Quốc nhiều chắc hẳn cũng không còn xa lạ với Từ Thứ. Chính Từ Thứ đã tiến cử Gia Cát Lượng ở Long Trung cho Lưu Bị.

Từ Thứ nổi tiếng là người con hiếu thảo. Khi ấy mẹ của ông bị Tào Tháo kìm kẹp. Vì thế, ông đành phải từ biệt Lưu Bị, đầu quân về dưới trướng Tào Tháo. Thế nhưng sau khi sang phe Tào, ông cũng không đưa ra mưu kế nào cho Tào Tháo.

Thật ra tài năng của Từ Thứ cũng rất cao. Trong trận Xích Bích, Từ Thứ nhận ra ngay kế liên hoàn hỏa thiêu Xích Bích của liên quân Tôn - Lưu.

Nhưng xuất phát từ ơn tri ngộ đối với chủ cũ, Từ Thứ đã không hề nói rõ tất cả với Tào Tháo. Cuối cùng trong trận Xích Bích, Tào Tháo thất bại thảm hại. Từ đó, thế chân vạc của Tam Quốc về cơ bản đã được hình thành.

 Tài năng và trí tuệ vang danh thời Tam Quốc, cớ sao sau khi Quách Gia chết, Gia Cát Lượng mới xuất đầu lộ diện? - Ảnh 2.

Đội quân Tào Ngụy đã thua đậm trong trận chiến Xích Bích.

Bởi thế câu nói phía sau "Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất hiện" đã trở nên vô cùng sinh động, "Từ Thứ vào phe Tào, chẳng nói câu nào" được tiếp nối rất khéo léo với câu nói trước.

Không thể coi thường mưu trí của Từ Thứ, ông cũng không thua kém Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Tuy rằng ông không có những thời khắc hết sức đỉnh cao trong lịch sử Tam Quốc, nhưng lựa chọn "chẳng nói câu nào" của ông đã cứu được Lưu Bị.

Nếu như ông toàn tâm toàn ý phò tá Tào Tháo, vậy thì lịch sử Tam Quốc chắc chắn sẽ phải viết lại.

Theo Khánh An

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên