Tài sản tăng 25 tỷ USD trong vòng 6 tháng, CEO trang thương mại điện tử là đối thủ của Alibaba đột ngột tuyên bố từ chức
Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, CEO trang thương mại điện tử được xem là đối thủ của Alibaba đột ngột từ chức.
- 23-06-2020Tham vọng ‘bá chủ’ của Alibaba: Xây dựng đội quân 1 triệu KOL để livestream bán hàng trên khắp thế giới
- 22-06-2020Người mua online trả tiền trước hay sau khi nhận hàng và đây là câu trả lời của CEO Alibaba
- 18-06-2020Bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Trung Nguyên bắt tay với hai sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon, Alibaba mở "siêu thị cà phê"
Khối tài sản tăng nhanh không tưởng của Colin Huang có thể sẽ xuất hiện trong một vài cuốn sách về lịch sử: Trong vòng 6 tháng, anh này đã có thêm 25 tỷ USD – một trong những người kiếm được nhiều nhất trên thế giới.
Pinduoduo (PDD)- ứng dụng mua sắm giống Groupon được Huang thành lập năm 2015 đã trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ 3 Trung Quốc với vốn hóa thị trường hơn 100 tỷ USD. Trong quý đầu tiên, khi dịch Covid-19 khiến nhiều nơi ở Trung Quốc rơi vào cảnh phong tỏa, lượng người dùng hoạt động của PDD đã tăng 68% và doanh thu tăng vọt 44%.
Nhưng, Huang vừa tuyên bố sẽ rời khỏi vị trí CEO của công ty.
Tài sản ròng của Huang đã tăng lên 45 tỷ USD, đưa anh đứng ở vị trí thứ 3, chỉ sau người giàu người giàu nhất Trung Quốc là ông chủ Tencent Pony Ma và nhà sáng lập Alibaba Jack Ma. Điều này xảy ra ngay cả khi PDD tiếp tục thua lỗ, phần lớn là bởi công ty theo đuổi chiến lược tăng trưởng bằng cách tung ra nhiều khuyến mại và chi mạnh tay cho marketing quảng cáo.
"PDD là một điểm dừng hoàn hảo cho những ai bị mắc kẹt ở nhà", theo Tom Ronk – CEO của một công ty đầu tư có trụ sở tại Mỹ.
Huang sở hữu 43,3% cổ phần PDD đã giảm lượng cổ phần nắm giữ xuống còn 29,4% và hiện tại sản của anh ở mức 30 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Huang sẽ vẫn là chủ tịch công ty và chịu trách nhiệm về những chiến lược dài hạn và cấu trúc tập đoàn nhằm giúp chèo lái tương lai của PDD.
"PDD vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cung ứng sản phẩm, mối quan hệ với các nhà buôn, vận chuyển và thanh toán. Colin có thể muốn tập trung hơn vào những vấn đề này", theo Shawn Yang – một chuyên gia phân tích.
Thành công của PDD xoay quanh những chương trình khuyến mại mà họ cung cấp – trở nên đặc biệt phổ biến với những khách hàng đang tìm những sản phẩm giá rẻ khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng chậm lại. Hầu hết người dùng của PDD đến từ những thành phố nhỏ ở Trung Quốc và ứng dụng này sẽ giảm giá thêm khi khách hàng tiếp tục quảng cáo cho sản phẩm thông qua mạng xã hội và mời bạn bè mua cùng họ.
Fen Liu – một người ở tỉnh Quảng Châu nói rằng cô đã kiếm được đủ coupon nhờ sự trợ giúp của bạn bè để được mua một chiếc vali với giá 0 đồng.
"Tôi không thể tin vào mắt mình khi nhận được chiếc vali. Nó khiến tôi trở thành một người dùng trung thành ở Pinduoduo kể từ đó".
Trong khi chiến lược giảm giá mạnh tay của PDD đã giúp họ lấy lòng được những khách hàng thu nhập thấp, họ vẫn muốn nỗ lực thu hút những người dùng giàu có.
"Người dùng PDD phần lớn là người ham rẻ. Chúng tôi tin PDD đang tìm cách thay đổi hình ảnh thương hiệu giá rẻ nhưng điều đó sẽ rất tốn kém".
Điều này yêu cầu phải chi cho nhưng hoạt động marketing tốn kém, biên lợi nhuận cực thấp mặc dù có nền tảng cơ sở người dùng mạnh cho tốc độ tăng trưởng tương lai. Và hiện tại công ty này cũng chưa vạch ra được con đường rõ ràng để có lãi.
Năm ngoái, chiến dịch "trợ giá 10 tỷ NDT" của công ty đã giúp tăng 2 tỷ USD doanh thu và chi phí marketing lên tới 3,9 tỷ USD, chiếm 90 – 120% doanh thu trong 2 quý vừa qua.
Nhiều startup khác ở Trung Quốc như Meituan Dianping, Didi Chuxing và Luckin Coffee cũng đang áp dụng những chiến lược tương tự.
Huang, 40 tuổi, lớn lên tại Hàng Châu – nơi Alibaba đặt trụ sở. Sau khi có bằng cử nhân tại Đại học trong nước, anh đến học thạc sỹ tại Đại học Wisconsin với chuyên ngành khoa học máy tính. Anh bắt đầu sự nghiệp tại Google vào năm 2004 là kỹ sư phần mềm và trở lại Trung Quốc vào năm 2006 để thành lập nên chi nhánh Trung Quốc cho Google.
Sau đó, anh quyết định trở thành doanh nhân. Anh khởi nghiệp công ty đầu tiên vào năm 2007 – một website thương mại điện tử có tên Ouku.com và bán lại 3 năm sau đó vì thấy nó giống với nhiều công ty khác đang hoạt động. Sau đó anh cho ra đời Liqi – giúp các công ty bán dịch vụ của họ trên các website như Taobao và JD.com. Tất cả đều thất bại và Huang nhận ra mình trắng tay.
Phài điều trị viêm tai, anh quyết định nghỉ hưu vào năm 2013 ở tuổi 33. Nhưng sau 1 năm, anh lại thành lập một quỹ đầu tư và chuyển đến Mỹ. Anh nảy ra ý tưởng kết hợp một trang thương mại điện tử và một mạng xã hội. Ở thời điểm đó, Alibaba đang thống trị kinh doanh trực tuyến và WeChat trở thành ứng dụng phải có trên smartphone tại Trung Quốc.
Năm 2018, Alibaba cho ra đời ứng dụng giống PDD trong một nỗ lực thu hút những người dùng ở các thành phố nhỏ. Đáng nói là điều này xảy ra chỉ trước vài tháng khi Huang niêm yết PDD trên sàn giao dịch New York, huy động 1,63 tỷ USD vào tháng 6/2018. Kể từ đó, cổ phiếu PDD đã tăng 389%.
Năm 2017, Huang nói anh sẽ không dành cả cuộc đời còn lại ở PDD. Trong khi vẫn là chủ tịch công ty, anh muốn trao trách nhiệm nhiều hơn cho những đồng nghiệp trẻ để giữ vững tinh thần doanh nhân khi PDD ngày càng trưởng thành.
"Chúng ta hình dung Pinduoduo thành một tổ chức tạo ra giá trị cho công chúng nhiều hơn là nơi khoe khoang thành tích của riêng một cá nhân nào. Điều đó giúp cho Pinduoduo tiếp tục phát triển dù là có chúng ta hay không".
Tổ quốc