MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao Cần Thơ lại là điểm đến hấp dẫn với hãng hàng không ngoại?

Cần Thơ là thành phố lớn nhất ở Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực nổi tiếng với chợ nổi, làng gốm và kênh đào đẹp như tranh vẽ. Mặc dù khu vực này hiện có cơ sở hạ tầng du lịch tương đối hạn chế nhưng chính quyền địa phương đã hành động để phát triển du lịch.

Ngày 8/4, Cần Thơ đã chính thức trở thành sân bay thứ 8 tại Việt Nam có các dịch vụ quốc tế khi chuyến bay của AirAsia từ Kuala Lumpur (Malaysia) đáp xuống thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

AirAsia cũng cho biết trong tháng 5/2019, hãng sẽ khai thác một đường bay quốc tế khác tại Cần Thơ, kết nối với Bangkok.

Với sự tham gia của AirAsia, các tuyến bay quốc tế mới khác từ các hãng hàng không khác có thể được mở ra, đơn cử như Trung Quốc, theo Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA), từ đó, thúc đẩy du lịch ở Cần Thơ và khu vực sông Mê Kông.

6 năm trước đó, đầu năm 2013, cả nước chỉ có 3 sân bay chính ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra, Việt Nam còn có 4 sân bay thứ cấp khác phục vụ các đường bay quốc tế gồm Nha Trang (năm 2013), Phú Quốc (năm 2014), Hải Phòng (năm 2015) và Đà Lạt (năm 2017). Sân bay tại Vinh cũng từng có các dịch vụ này năm 2014 nhưng đến thời điểm hiện tại, không có chuyến bay quốc tế nào theo lịch trình.

Nha Trang hiện là sân bay quốc tế thứ cấp lớn nhất Việt Nam, với gần 3 triệu ghế quốc tế năm 2018. Đà Lạt, Hải Phòng và Phú Quốc đang có ít hơn 400.000 ghế quốc tế trong năm 2018 nhưng có xu hướng tăng.

Tại sao Cần Thơ lại là điểm đến hấp dẫn với hãng hàng không ngoại? - Ảnh 1.

Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 50% trong 6 năm qua - từ 6,8 triệu vào năm 2012 thành 15,5 triệu người vào năm 2018.

Tại sao Cần Thơ lại là điểm đến hấp dẫn với hãng hàng không ngoại? - Ảnh 2.

Mặc dù 90% du khách vẫn đến Việt Nam thông qua 3 sân bay chính nhưng các sân bay thứ cấp đã chiếm một phần tăng trưởng đáng kể và có khả năng tăng trưởng nhanh hơn nhằm san sẻ sự quá tải.

Việt Nam, theo CAPA, hiện đang khuyến khích các hãng hàng không triển khai các dịch vụ quốc tế đến các sân bay thứ cấp như một phần trong nỗ lực thúc đẩy du lịch hơn và giảm bớt một số căng thẳng cho Nội Bài hay Tân Sơn Nhất.

Cần Thơ là thành phố lớn nhất ở Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực nổi tiếng với chợ nổi, làng gốm và kênh đào đẹp như tranh vẽ. Mặc dù khu vực này hiện có cơ sở hạ tầng du lịch tương đối hạn chế, chính quyền địa phương đã hành động để phát triển du lịch.

Theo kế hoạch, Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến ​​sẽ trở thành 1 trong 7 vùng du lịch chính của Việt Nam vào năm 2030.

CAPA cho rằng nhiều khả năng VietJet Air cũng sẽ có động thái tương tự như AirAsia – tức khai thác các chuyến bay quốc tế tại Cần Thơ.

VietJet đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Cần Thơ vào tháng 8/2018 để cùng hợp tác mở rộng mạng lưới tại Cần Thơ, bao gồm các dịch vụ quốc tế tiềm năng. VietJet bắt đầu khai thác các chuyến bay tại Cần Thơ vào năm 2015 và hiện có tối đa 5 chuyến bay mỗi ngày.

VietJet cũng hãng hàng không lớn nhất tại Cần Thơ chiếm 51% thị phần. Vietnam Airlines nắm giữ 49% còn lại.

Một hãng hàng không khác là Jetstar Pacific cũng có các chặng bay nội địa tại Cần Thơ bắt đầu vào gần cuối tháng 1/2019. Tuy nhiên, tuyến Cần Thơ – Hà Nội của Jetstar Pacific chi khai thác phục vụ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, câu chuyện này trong tương lai có thể khác đi.

Vũ Hoà

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên