MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao Chủ tịch Uniqlo Tadashi Yanai gọi Việt Nam là "miền đất hứa", mong muốn sớm mở cửa hàng thứ hai ở Hà Nội?

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam có tiềm năng lớn và sẽ là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Fast Retailing - Tadashi Yanai cho biết tại một cuộc họp báo ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ 5/12.

Nikkei đưa tin: "Fast Retailing sẽ khai trương cửa hàng Uniqlo đầu tiên tại Việt Nam vào hôm nay, 6/12, thị trường thứ 6 của công ty này ở Đông Nam Á, cũng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực".

Với động thái mới nhất, Fast Retailing hy vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng khu vực này khi mức tiêu thụ tăng lên, đồng thời, trở thành trung tâm sản xuất của công ty trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài.

Nằm cạnh các thương hiệu thời trang nhanh khác H&M và Zara, cửa hàng của Uniqlo trong một trung tâm mua sắm ở Đồng Khởi ở Hồ Chí Minh sẽ là một trong những cửa hàng lớn nhất ở Đông Nam Á với tổng diện tích sàn là 3,107 mét vuông và cao ba tầng .

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam có tiềm năng lớn và sẽ là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fast Retailing - Tadashi Yanai cho biết tại một cuộc họp báo ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ 5/12. Yanai gọi Việt Nam là "miền đất hứa" do tăng trưởng kinh tế cao và dân số trẻ lớn.

Tại sao Chủ tịch Uniqlo Tadashi Yanai gọi Việt Nam là miền đất hứa, mong muốn sớm mở cửa hàng thứ hai ở Hà Nội? - Ảnh 1.

Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của Uniqlo. Hiện công ty này có hơn 2.000 cửa hàng trên toàn thế giới và có kế hoạch tăng gấp 4 lần số cửa hàng ở Đông Nam Á lên 800 trong vòng 10 năm. Fast Retailing hy vọng sẽ tăng doanh số 30% mỗi năm tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc.

Ông Yanai nói với các phóng viên rằng ông muốn cửa hàng Việt Nam thứ hai sẽ sớm mở tại Hà Nội. "Chúng tôi không nói rằng sẽ mở 100 cửa hàng tại Việt Nam, mà là hơn cả như vậy," Yanai nói. Ngoài việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, Fast Retailing còn coi Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Trung Quốc. Tập đoàn này hiện có 50 nhà cung cấp được tiết lộ là đang hoạt động ở Việt Nam.

Ông Yanai cho biết, Uniqlo xuất khẩu sản phẩm trị giá 3 tỷ USD từ Việt Nam hàng năm. Ông nói rằng chất lượng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cao để có thể được chấp nhận trên toàn thế giới. "Việt Nam sẽ có sự hiện diện ngày càng tăng trên thị trường thế giới", ông nói thêm.

Ông Yanai nói với truyền thông hồi đầu năm nay rằng sự phụ thuộc của công ty này vào các nhà cung cấp Trung Quốc sẽ giảm theo thời gian vì nó mở rộng sản xuất nhanh hơn ở các nước khác, với hy vọng chuỗi cung ứng đa dạng sẽ giảm thiểu rủi ro địa chính trị và biến động kinh tế. Trong khoảng hai năm, số lượng nhà máy được tiết lộ tại Việt Nam đã tăng 60%.

Các nhà cung cấp của Uniqlo cũng đặt kỳ vọng thị trường nội địa đang phát triển của Việt Nam và việc gia nhập của các thương hiệu như vậy sẽ mang lại cho họ nhiều hoạt động kinh doanh hơn.

Tại sao Chủ tịch Uniqlo Tadashi Yanai gọi Việt Nam là miền đất hứa, mong muốn sớm mở cửa hàng thứ hai ở Hà Nội? - Ảnh 2.

"Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các sản phẩm của chúng tôi dưới nhãn hiệu Uniqlo cuối cùng đã được bán tại Việt Nam, sau khi xuất khẩu sang Nhật Bản, ASEAN, Mỹ và EU trong một thời gian dài", Phạm Xuân Hồng, chủ tịch của nhà cung cấp Uniqlo Saigon 3 May. Công ty của ông đã hợp tác với Uniqlo từ năm 1999 và cung cấp hơn một nửa sản phẩm cho Uniqlo.

"Uniqlo là một trong số ít các thương hiệu Nhật Bản [mà công ty của ông cung cấp] đang lan rộng mạng lưới đến 5 châu", Phạm Đăng Khoa, giám đốc phát triển kinh doanh của Kim Thanh Group cho biết. Công ty này sản xuất sáu thương hiệu thời trang khác nhau, với hơn 50% đầu ra của nó là Uniqlo.

Ông Hồng nói thêm rằng việc Uniqlo vào Việt Nam là "đúng thời điểm" vì các nhà sản xuất đang phải đối mặt với sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, ngành may mặc của Việt Nam rất quan trọng trong việc mang lại doanh thu xuất khẩu. Theo ông Sheng Lu, phó giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delwar, các yếu tố như hiệp định thương mại EVFTA và các thỏa thuận thương mại khác khiến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn.

Uniqlo không phải là thương hiệu quốc tế duy nhất đầu tư vào Việt Nam. Vì nhiều công ty đã chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế Mỹ với hàng Trung Quốc, trong bối cảnh chi phí lao động Trung Quốc tăng cao, các nhà sản xuất đang đầu tư mạnh để nâng cấp nhà máy của họ. 

Các lãnh đạo của Sài Gòn 3 và Kim Thanh, cũng là nhà cung cấp Uniqlo của Việt Nam, cho biết họ cần nâng cấp dây chuyền sản xuất và tự động hóa các hệ thống để đáp ứng các tiêu chuẩn của Uniqlo. Họ cảm nhận được sức nóng từ các đối thủ Trung Quốc - những người cũng đang đầu tư vào công nghệ để tăng năng suất.

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên