MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao cú hồi phục 9 nghìn tỷ USD của thị trường toàn cầu đang dần hạ nhiệt?

22-02-2019 - 08:20 AM | Tài chính quốc tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng khiến cú hồi phục mang lại 9 nghìn tỷ USD trong vòng chưa đầy 2 tháng. Nhưng với diễn biến ở hiện tại, các nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi liệu sự khởi sắc này còn có thể kéo dài hay không.

Bob Doll, giám đốc danh mục đầu tư cao cấp tại Nuveen LLC, hiện đang quản lý khoảng 930 tỷ USD tài sản, nhận định: "Mức giá có thể đã đi quá xa và quá nhanh. Thị trường có thể sẽ tiếp tục củng cố để tạo nền hoặc sẽ rơi vào trạng thái điều chỉnh.

Các thước đo cho thấy một "bức tranh" toàn cảnh về thị trường chứng khoán toàn cầu. Nhóm chỉ báo Momentum (momentum indicators) cho thấy tình trạng "quá mua" ở thị trường châu Âu và Mỹ, dù các quốc gia đang phát triển đưa ra dấu hiệu bớt lo ngại hơn. Dường như Mỹ có độ rộng thị trường khá mạnh, dù diễn biến vượt trội của các cổ phiếu theo chu kỳ đang mờ nhạt dần là một dấu hiệu đáng quan tâm.

Châu Á

Chứng khoán châu Á đã hồi phục ở khoảng 12% kể từ mức thấp nhất trong dịp Giáng Sinh vừa rồi và rất gần mức kháng cự, yếu tố này có thể gây cản trở tới đà tăng của thời điểm hiện tại. Chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình dương đã tăng lên mức trung bình động 200 ngày, nhưng vẫn chưa vượt qua mức này. Kết quả tính toán cũng nằm trên dải Bollinger, đây thường được xem là dấu hiệu của việc mức tăng vẫn tiếp tục diễn ra.

Tại sao cú hồi phục 9 nghìn tỷ USD của thị trường toàn cầu đang dần hạ nhiệt? - Ảnh 1.

Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương nằm trên dải Bollinger và tăng lên mức trung bình động 200 ngày.

Châu Âu

Thị trường chứng khoán châu Âu cũng khởi sắc hơn. Cụ thể, chỉ số Stoxx Europe 600 đã đóng cửa phiên giao dịch ngày 20 tháng 2 với mức trên trung bình 200 ngày, lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) - thước đo tốc độ thay đổi giá, đang ở quanh tình trạng quá mua. Dù không phải công cụ này lúc nào cũng đưa ra một dự báo đáng tin cậy về biến động của thị trường, nhưng lần gần đây nhất là trong tháng 5, kết quả cũng ở mức cao tương tự, chỉ số chuẩn rơi vào đà sụt giảm kéo dài cho tới cuối năm.

Tại sao cú hồi phục 9 nghìn tỷ USD của thị trường toàn cầu đang dần hạ nhiệt? - Ảnh 2.

Chỉ số sức mạnh tương đối của thị trường châu Âu đang ở ngưỡng "quá mua".

Mỹ

Tại Mỹ, đà tăng được duy trì bởi các giao dịch ngày một được mở rộng, vốn là một dấu hiệu tốt cho thị trường ở trong quá khứ. Cuối phiên giao dịch hôm 15 tháng 2, các cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 đều giao dịch trên mức giá trung bình trong vòng 50 ngày qua, tỷ lệ cao nhất kể từ đầu năm 2016. Rất nhiều cổ phiếu cũng tăng giá trong vòng 2 tháng qua khi đường tăng/giảm NYSE đã đạt mức kỷ lục mới, dù phương tiện đánh giá này vẫn ở dưới mức đỉnh.

Tại sao cú hồi phục 9 nghìn tỷ USD của thị trường toàn cầu đang dần hạ nhiệt? - Ảnh 3.

S&P 500 "suýt soát" mức 2.800 điểm trong khi đường tăng/giảm NYSE cao kỷ lục.

Tuy nhiên, thị trường giá xuống có thể chỉ ra một số chỉ số cho thấy rằng sự phục có thể đã là phản ứng thái quá của thị trường. Ví dụ, các cổ phiếu theo chu kỳ đang bắt đầu mất dần lợi thế so vói những cổ phiếu khác, dù trước đó đã thúc đẩy mức tăng của thị trường kể từ mức đáy trong dịp Giáng Sinh.

Các thị trường mới nổi

Tại sao cú hồi phục 9 nghìn tỷ USD của thị trường toàn cầu đang dần hạ nhiệt? - Ảnh 4.

Chỉ số sức mạnh tương đối và dải Bollinger cho thấy cổ phiếu của các thị trường mới nổi không ở mức "mua quá".

Dù vượt qua đồng USD để trở thành loại tài sản được giao dịch nhiều nhất tại Bank of America, theo các cuộc khảo sát gần đây của Merrill Lynch dành cho các quản lỹ quỹ toàn cầu, cổ phiếu của các thị trường mới nổi hiện cũng đã dần hạ nhiệt. Chỉ số sức mạnh tương đối đối với chỉ số MSCI của thị trường mới nổi đã giảm xuống dưới mức quá mua vào hồi đầu tháng 2 và chỉ số này vẫn ở vị trí trên và dưới của Dải Bollinger, cho thấy rằng tình trạng giảm giá có thể sẽ không xảy ra.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên