MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm lý không muốn kiểm tra hoá đơn, sao kê tín dụng, tại sao?

28-09-2022 - 09:23 AM | Lifestyle

Để cải thiện nỗi sợ tài chính, hãy hiểu rõ lý do đằng sau tâm lý không muốn kiểm tra các hoá đơn tiền bạc.

Đi xem phim cùng bạn bè, tiêu tiền mua bộ quần áo xinh đẹp rõ ràng thú vị hơn nhiều việc đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng để xem các khoản phí phải trả của thẻ tín dụng. Đặc biệt hơn là hành động kiểm tra hoá đơn sẽ khiến số tiền bạn giảm đi đáng kể.

Trên thực tế, đây là cảm giác rất khó chịu. Tại sao chúng ta phải bận tâm đến nó, khi mà chắc chắn phải chi tiền, trong khi rõ ràng sẽ thoải mái hơn khi tránh nó? Một nghiên cứu đã cho thấy 60% chúng ta không kiểm tra hoá đơn, đặc biệt thẻ tín dụng thường xuyên.

Xu hướng này được gọi là “trốn tránh tiền” (money avoidance). Tức là chúng ta bỏ qua việc quản lý tài chính cá nhân bằng mọi giá vì không muốn cảm xúc “đi tàu lượn”. Đây cũng được xem là 1 chứng rối loạn tiền bạc (money disorder) - căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Do vậy, chúng ta né tránh tiền bạc, nhưng điều này khiến mọi người mắc kẹt với những vấn đề tài chính vẫn hiện hữu và rơi vào vòng xoáy lo lắng.

Tâm lý không muốn kiểm tra hoá đơn, sao kê tín dụng, tại sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ - Pinterest

Cách nhận biết bạn đang ở sâu trong vòng lẩn tránh tiền bạc

Jenny chia sẻ rằng cô bạn luôn cảm thấy xấu hổ về tình trạng tài chính của mình, thu nhập thấp và chi tiêu thiếu kiểm soát. Cảm giác này khiến cô bạn né tránh tất cả những điều liên quan đến tiền bạc - bao gồm cả những vấn đề cần giải quyết như thanh toán thẻ tín dụng. Tuy nhiên, sự thoải mái này chỉ là trạng thái nhất thời, về cơ bản Jenny vẫn lo lắng vì những rắc rối tiền bạc chưa được giải quyết, và cảm thấy tội lỗi. Để vượt qua cảm xúc tội lỗi này, Jenny lại áp dụng phương pháp “tiêu tiền để mua hạnh phúc", tức là chi tiêu nhiều hơn và lại cảm thấy tội lỗi vì điều đó. Và chu kỳ cứ thế lặp lại.

Mỗi người sẽ có những cách tránh né tiền bạc khác nhau, có thể là như Jenny hoặc khác hơn. Tuy nhiên, dù là điều gì, kết quả vẫn là cảm giác căng thẳng trong cảm xúc, mắc kẹt trong những vấn đề không thể giải quyết sao cho phù hợp trong tất cả khía cạnh.

Song, thực tế là mối quan hệ giữa bạn và tiền bạc không tệ đến vậy, và không hoàn toàn bắt nguồn từ lỗi của bạn.

Chẳng hạn như những thách thức trong nền kinh tế mà ai cũng phải gánh chịu như bão giá ập đến, sự tăng vọt trong giá BĐS,... Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng đây là những vấn đề cần phải đối mặt, không thể né tránh. Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng đưa ra các quyết định chiến lược tài chính tốt nhất, chứ không nhất thiết là phải giải quyết triệt để.

Đầu tiên là phải nhận ra rằng phản ứng né tránh đối với vấn đề tài chính không có nghĩa là bạn tệ trong câu chuyện tiền bạc. Hành động đó chẳng qua chỉ là một chiến lược tự nhiên trong cơ thể để bảo vệ bạn trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Chẳng hạn như, chúng ta sẽ có phản ứng phải tìm lối thoát hiểm mỗi khi có báo cháy - phản ứng để bảo vệ bản thân.

Giờ đây, mối nguy hiểm mà não bạn nhận thấy đó chính là việc đăng nhập vào tài khoản ngân hàng kiểm tra sao kê thẻ tín dụng hoặc xem xét các hoá đơn. Khi điều đó xảy ra, não của chúng ta nói với hệ thần kinh rằng "Này, những gì bạn vừa làm ở đó thực sự rất căng thẳng, việc tránh nó sẽ giúp chúng ta an toàn, vì vậy chúng ta hãy tiếp tục tránh". Khi chúng ta hiểu tại sao ngay từ đầu chúng ta đang né tránh - một phần của nó chuyển thành một phản ứng sinh lý đơn giản - điều này giúp loại bỏ sự xấu hổ và bối rối cho câu hỏi "Tại sao tôi không thể làm điều này?"

Tâm lý không muốn kiểm tra hoá đơn, sao kê tín dụng, tại sao? - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ - Pinterest


Cách tránh hoảng sợ mỗi khi kiểm tra hóa đơn

Nhiều người cho rằng nên bắt đầu ngay vào việc quản lý tài chính sớm nhất có thể, nhưng điều này có thể cực kỳ đáng sợ với một số người. Chẳng khác nào biết là hố lửa nhưng vẫn nhảy vào.

Thay vào đó, chúng ta cần từ từ để bản thân tiếp xúc với tiền của mình theo từng bước. Trong 1 báo cáo, 12% số người nói rằng tình trạng tài chính của họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, chẳng hạn như sự tự tin về tiền bạc, tính bốc đồng, thái độ tiết kiệm/ chi tiêu/ vay nợ. Điều này có nghĩa là việc bảo ai đó bắt đầu lập ngân sách hoặc tiết kiệm từng khoản lương vô cùng khó khi có một khoảng cách giữa cảm nhận của họ về tiền bạc và những gì họ nên làm với tiền của mình.

Bước đầu tiên là ghi nhật ký về những thông điệp hoặc cảm xúc nào đến với bản thân khi bạn cố gắng quản lý tiền của mình. Có lẽ đó là nỗi sợ hãi của việc không bao giờ kiếm đủ tiền để thực sự tận hưởng cuộc sống của bạn bên ngoài các hóa đơn và chi phí, vậy tại sao phải cố gắng? Hoặc có lẽ đó là cảm giác xấu hổ bắt nguồn từ việc so sánh bản thân với bạn bè hay thành viên trong gia đình. Vì vậy, bạn cố gắng duy trì và chi tiêu quá mức (dẫn đến việc tránh hóa đơn thẻ tín dụng của bạn) chỉ để trông bạn cũng “ổn”.

Thứ hai, viết ra cách tránh tiền của bạn. Ví dụ, mỗi khi bạn tránh mở bảng sao kê thẻ tín dụng, bạn không phải chịu trách nhiệm về hành vi bốc đồng đó. Nó không trong tầm mắt, và như thế sẽ an toàn hơn. Tiếp theo, viết nhật ký về cách mà bạn đang tránh nhắc đến những vấn đề tiền bạc đang dẫn đến căng thẳng hơn.

Viết ra giấy những cảm xúc và suy nghĩ bên trong bạn là một hình thức thể hiện và giải phóng nỗi lo lắng. Trong suốt quá trình này, bạn có thể ngạc nhiên về những suy nghĩ và niềm tin cụ thể liên quan đến tiền bạc mang lại cho bạn. Đó là kiến thức bạn có thể tận dụng để cải thiện mối quan hệ của bản thân với tiền bạc.

Tâm lý không muốn kiểm tra hoá đơn, sao kê tín dụng, tại sao? - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ - Pinterest


Bắt đầu thay đổi từ những thói quen tài chính nhỏ nhất

Cuối cùng, hãy tạo 1 kim tự tháp bao gồm một danh sách các hành động nhỏ bạn làm để tăng khả năng tiếp xúc với tài chính của mình mà không khiến bản thân cảm thấy “chới với”. Bước đầu tiên trên kim tự tháp có thể là tìm ra ngày hóa đơn của bạn đến hạn thanh toán và thêm ngày đó vào lịch để bạn không quên, thay vì chỉ thiết lập tài khoản tự động thanh toán số tiền tối thiểu hàng tháng. Để ý tới cảm xúc và nhắc nhở bản thân rằng đó là phản ứng của cơ thể để bảo vệ chính mình. Điều quan trọng là giới hạn lượng thời gian dành cho mỗi hoạt động trong 15 phút để giữ cho sự tiếp xúc được kiểm soát.

Bước hai có thể là đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của bạn hàng tuần (hoặc tần suất bạn cảm thấy thích thú). Thay vì ngay lập tức nhìn thấy số dư của bạn và nói "Tôi không có tiền", hãy lặp lại với chính mình rằng "Số tiền trong tài khoản ngân hàng không xác định giá trị bản thân”. Thông qua việc lặp đi lặp lại và hạn chế tiếp xúc, chúng ta sẽ tự nhủ và dần dần xác nhận rằng nói về tài chính là an toàn. Bằng cách theo dõi những khía cạnh tài chính cá nhân thường xuyên, chúng ta cũng sẽ lưu tâm hơn đến thói quen chi tiêu của mình để giảm nợ và bắt đầu tiết kiệm.

Và tiếp tục xây dựng các bước trong kim tự tháp liên quan đến vấn đề tài chính của bạn. Hãy nhớ rằng, đây là một cuộc chạy marathon chứ không phải một cuộc đua. Sự thay đổi này cần thời gian và công sức. Nhưng việc xây dựng những cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với tài chính sẽ cải thiện sự tự tin của bạn và giúp đưa ra các quyết định lớn hơn như bắt đầu lên kế hoạch mua tài sản lớn hoặc đầu tư.

Theo Refinery29


Theo Tô Diệp

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên