MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tận dụng tối đa hệ thống bảo mật sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ đám mây

24-06-2020 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng giống như người chăm sóc cho cơ sở hạ tầng, dữ liệu và ứng dụng của doanh nghiệp. Tính bảo mật của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và độ an toàn của nhà cung cấp.

Một cuộc tấn công mạng thành công gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp về thời gian, tiền bạc, đánh mất niềm tin của khách hàng và các doanh nghiệp đối tác.

Thế giới đã chứng kiến rất nhiều cuộc tấn công để lại hậu quả nghiêm trọng, trong đó không thể không kể đến Marriott International - Tập đoàn khách sạn nghỉ dưỡng. Vào 11/2018, những kẻ tấn công mạng đã đánh cắp dữ liệu của khoảng 500 triệu khách hàng. Những kẻ tấn công đã xâm phạm vào các thông tin liên lạc, số hộ chiếu, thông tin du lịch và các thông tin cá nhân nhạy cảm khác. Marriott cho rằng số thẻ tín dụng và ngày hết hạn của hơn 100 triệu khách hàng đã bị đánh cắp, mặc dù công ty không chắc chắn liệu những kẻ tấn công có thể giải mã được số thẻ tín dụng hay không. Cuộc tấn công này đã làm giảm uy tín và gây thiệt hại lớn cho tập đoàn.

Hay như ngay tại Việt Nam, một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ điện thoại di động cũng đã từng bị vướng phải lùm xùm liên quan đến việc thông tin các dữ liệu khách hàng của họ phơi bày công khai trong một group có tiếng. Theo đó, một thành viên của group cho biết họ đang nắm giữ nhiều thông tin thẻ tín dụng, email cá nhân, tên tuổi… của khách hàng từng giao dịch của doanh nghiệp này. Mặc dù sau đó thông tin này đã được đính chính là không có căn cứ và doanh nghiệp không thừa nhận họ gặp phải rắc rối này, nhưng những thiệt hại về danh tiếng và lòng tin của khách hàng bị mất đi thì hoàn toàn có thể đo đếm được.

Chính vì vậy bảo mật được xếp hạng là mối quan tâm hàng đầu đối với các chuyên gia CNTT và hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Và việc giải quyết các mối quan tâm bảo mật là cách duy nhất để tận dụng tối đa lợi ích của đám mây.

Doanh nghiệp có bao giờ tự hỏi liệu môi trường đám mây của mình có đủ an toàn và bảo mật hay không chưa? Và đâu là các tiêu chí về bảo mật dành cho dịch vụ đám mây? Nắm bắt được các tiêu chí này sẽ doanh nghiệp ra quyết định lựa chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy hơn, thậm chí có thể thay đổi nhà cung cấp mới nếu cần thiết.

Tận dụng tối đa hệ thống bảo mật sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ đám mây - Ảnh 1.

Sao lưu và khôi phục dữ liệu tức thời

Đám mây cần sở hữu tính năng auto-backup theo chu kỳ giúp bảo toàn dữ liệu trong trường hợp dữ liệu của doanh nghiệp bị mất do xóa nhầm ổ cứng hay chưa kịp backup. Bởi vì dữ liệu là tài sản quý giá đối với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Nếu không muốn một hôm đẹp trời nào đó toàn bộ dữ liệu bị bốc hơi mất vì hacker, vì thiên tai, vì lỗi cá nhân lỡ tay xóa mất, ổ cứng máy chủ bị hỏng, sập nguồn gây lỗi mất dữ liệu, virus mã hóa toàn bộ dữ liệu… thì doanh nghiệp cần phải có bản back-up dữ liệu để phục hồi lại dữ liệu từ nguồn backup (sao lưu) trước đó.

Sử dụng dịch vụ đám mây được mã hóa

Một số dịch vụ đám mây còn có khả năng mã hóa và giải mã các tệp cục bộ ngoài việc lưu trữ và sao lưu. Điều đó có nghĩa là dịch vụ sẽ đảm nhận cả việc mã hóa các tệp và lưu trữ chúng một cách an toàn trên đám mây. Và như vậy có nghĩa là không có một ai - kể cả nhà cung cấp dịch vụ hoặc quản trị viên máy chủ - có quyền truy cập vào các tệp lưu trữ này.

Khả năng cảnh báo tấn công theo thời gian thực

Dữ liệu khách hàng chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp. Có được dữ liệu khách hàng không hề khó, nhưng sử dụng và bảo mật những tài nguyên này mới là điều quan trọng và khó khăn. Dữ liệu luôn là một "món hời" trong mắt những kẻ tấn công. Một nhà cung cấp dịch vụ đám mây chuyên nghiệp thường sẽ cung cấp các cảnh báo tức thì khi phát hiện tấn công. 

Ví dụ như nhà cung cấp BizFly Cloud (VCCorp) sử dụng các nguyên tắc bảo vệ chủ động, tự động và thông minh, tạo các rào chắn cho dữ liệu và ứng dụng. Các doanh nghiệp sẽ nhận được cảnh báo khi hệ thống gặp phải các vấn đề như vi phạm dữ liệu, sử dụng trái phép, vi phạm tuân thủ và zero-day threat... trước khi dữ liệu rò rỉ và bị lợi dụng. Khách hàng lúc này có thể tự mình chủ động ứng phó, ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất. Các cảnh bảo này hoàn toàn không bị tính phí và khách hàng sẽ nhận được thông báo trực tiếp từ các chuyên gia bảo mật của BizFly Cloud.

Kiểm soát lưu lượng truy cập

Tường lửa là nền tảng cơ bản trong bất kỳ kỹ thuật bảo mật mạng nào, và đám mây cũng vậy. Tường lửa là một hệ thống có hệ quy tắc nghiêm ngặt áp dụng trên tất cả truy cập đi qua mạng. Dữ liệu đi vào hoặc đi ra khỏi môi trường đám mây sẽ được tường lửa kiểm tra và lọc theo quy tắc, loại bỏ tất cả truy cập không đủ điều kiện và không để dữ liệu nhạy cảm lọt ra ngoài. Công cụ này tạo ra một rào cản mạng giữa hệ thống của bạn với các hệ thống khác trong trung tâm dữ liệu. 

Tận dụng tối đa hệ thống bảo mật sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ đám mây - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, BizFly Cloud là nhà cung cấp đám mây xây dựng và phát triển hệ thống tường lửa cho VCCorp - đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ trong nước.  VCCorp đã hoạt động ổn định và an toàn gần 15 năm nhờ hệ thống tường lửa mạnh mẽ. Do đó các doanh nghiệp khách hàng cũng được hưởng lợi thêm lớp bảo mật vững chãi và kiên cố này - điều mà các nhà cung cấp khác không có hoặc doanh nghiệp sẽ bị thu phí trong các gói bảo mật riêng.

BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ với chi phí thấp nhất thị trường trong lĩnh vực điện toán đám mây, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm DÙNG THỬ MIỄN PHÍ có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên