Tặng quà Tết trăm triệu “vì tình cảm”, ai tin?
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho biết, việc tặng quà đang bị lợi dụng, biến tướng rất nhiều.
- 04-01-2017Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu không tổ chức tặng quà dịp Tết 2017
- 03-01-2017Thống đốc NHNN yêu cầu toàn ngành không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo, không du xuân sau Tết
- 26-12-2016Ông Vũ Mão: Cần xây dựng chế tài xử lý việc tặng quà Tết lãnh đạo
- 18-02-2016Vì sao không phát hiện được việc tặng quà Tết trái quy định?
Trao đổi với chúng tôi về những biến tướng của việc tặng quà Tết, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cho biết, việc tặng quà đang bị lợi dụng, biến tướng rất nhiều.
Cấm tặng quà Tết, cấp dưới hết “lăn tăn”
Ban Bí thư đã ra chỉ thị về việc cấm tặng quà Tết cấp trên. Thủ tướng Chính phủ cũng nhiều lần yêu cầu các địa phương không về T.Ư chúc Tết, tặng quà. Theo ông, liệu Tết năm nay, việc này có được thực hiện nghiêm túc?
Tết năm nào cũng vậy, Đảng và Chính phủ đều có chỉ thị, chỉ đạo về việc này. Nhưng năm nay, việc này được quán triệt sớm với tư tưởng quyết liệt hơn. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhắc lại chỉ đạo cấm cấp dưới “đi Tết” cấp trên, cấm địa phương “đi Tết” T.Ư. Trong điều kiện nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn, chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ nhằm nhấn mạnh mục tiêu, chính sách tiết kiệm, tập trung chăm lo đời sống cho dân.
Nếu thực hiện tốt việc này, chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề khác về môi trường, ATGT, ANTT... Điều đáng nói nhất, là khi thông điệp này được đưa ra đã giúp giải tỏa tâm lý của cấp dưới, địa phương mỗi dịp Tết đến, xuân về, họ không còn phải lo lắng quà Tết, biếu xén. Có thể thấy, người dân rất phấn khởi và đồng tình, vấn đề bây giờ là chúng ta phải làm sao thực hiện cho tốt.
Năm 2016, báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương khẳng định không có việc sử dụng tiền, tài sản công và tặng quà, nhận quà Tết không đúng quy định. Nhưng đường dây nóng của ông lại nhận tới 66 tin tố cáo về những vi phạm này. Việc “chênh” nhau như vậy cho thấy điều gì?
Đó là thực tế. Người dân nhiều khi gọi điện đến đường dây nóng chỉ là phản ánh về hiện tượng, không nắm rõ thực hư. Ví dụ, dân thấy xe xếp hàng đến nhà lãnh đạo này kia, mang theo nhiều túi quà nên gọi điện tố cáo. Nhưng những việc ấy không thể kết luận, chứng minh ngay là vi phạm được, vì thực tế chưa chắc đã đúng như vậy. Cũng có khi anh em ở quê, bạn bè đi công tác về tặng những vật kỷ niệm, đó là tình cảm, ai đo được giá trị thế nào? Nói vậy để thấy rằng, số lượng ấy mâu thuẫn về mặt hình thức chứ bản chất không phải mâu thuẫn.
Với cơ quan như Cục Chống tham nhũng, khi nhận được tin báo phản ánh của người dân, chúng tôi đánh giá cao những nguồn tin ấy nhưng để kết luận thì phải có quá trình xác minh, xem xét. Con số người dân phản ánh là cơ sở để cơ quan quản lý nghiên cứu, đó không phải con số thống kê vi phạm trong tặng và nhận quà tặng dịp Tết .
Đã có sự chuyển biến
Lâu nay, việc khó nhất là làm sao phân biệt được đâu là quà tặng vì tình cảm, đâu là quà tặng với hàm ý biếu xén, đút lót. Trong khi đó, người Việt Nam vốn trọng tình cảm, lễ nghĩa. Vậy, chúng ta giải quyết vấn đề này ra sao, thưa ông?
Đây đúng là vấn đề trong thực tiễn. Nếu chỉ gọi là quà Tết theo phong tục tập quán thì là nhân văn, là tốt. Việc thăm hỏi nhau, kỷ niệm nhau, tặng quà nhau trong giới hạn giá trị mà pháp luật quy định thì không ảnh hưởng gì. Cái chúng ta muốn nói đến là xử lý việc tặng quà, nhận quà sai quy định của pháp luật , thậm chí là dùng tiền ngân sách, dùng tài sản công phục vụ việc tặng quà Tết. Như vậy là trái quy định.
Vì sao không phát hiện được việc tặng quà Tết trái quy định?
Báo Giao Thông