MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng trưởng nông nghiệp âm, tái cơ cấu và câu trả lời của Bộ trưởng

Lần đầu tiên trong nhiều năm nông nghiệp có GDP tăng trưởng âm 0,18%, gây ra tác hại lớn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết việc tăng trưởng âm là điều trăn trở chung của toàn ngành.

Nút thắt lớn nhất của ngành nông nghiệp

Trả lời tại buổi tọa đàm trực tuyến về thu hút đầu tư vào nông nghiệp chiều 16/9, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, cho đến nay, nông nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, 70% số dân vẫn sống ở khu vực nông nghiệp và hiện có 46% lao động trong khu vực này. Những năm qua, nông nghiệp trở thành điểm đệm trong nền kinh tế, nhất là thời điểm kinh tế khó khăn. Do vậy, việc tăng trưởng âm là điều trăn trở chung của toàn ngành, tác động không nhỏ tới đời sống bà con nông dân, nhất là vùng khó khăn.

Biến đổi khí hậu làm tất cả vùng sản xuất bị đảo lộn, ĐBSCL nguy cơ ngập tới 1 m sau 100 năm nữa, ảnh hưởng tới tất cả vùng sản xuất trọng điểm. Theo kịch bản công bố, tốc độ diễn ra khốc liệt hơn, nhanh hơn.

Bộ trưởng cho hay, nông nghệp sau 30 năm đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa không chỉ bảo đảm an ninh lương thực, mà còn xuất khẩu 30 tỷ USD năm 2015.

Nông nghiệp vẫn dựa trên nền sản xuất nhỏ lẽ, quy mô phân tán là chính… Điều này đã làm cho năng suất lao động thấp so với khu vực và thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập và còn rất khó cạnh tranh về kinh tế khi hội nhập. Đây là nút thắt lớn nhất của ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp còn phải đối mặt với biến đổi khí hậu, đây là thách thức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu.

Trong 6 tháng đầu năm đã rất rõ điều đó, biến đổi khí hậu đã làm cho sản xuất truyền thống của chúng ta bị đảo lộn, nước biển dâng, thậm chí Đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ theo kịch bản đã công bố sẽ ngập tới 1m sau 100 năm nữa. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất tại tất cả các vùng trọng điểm của Việt Nam. Chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ này, xảy ra theo kịnh bản chúng ta công bố năm 2012 với tốc độ xảy ra khốc liệt hơn, nhanh hơn.

“Chúng ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới, điều này đồng nghĩa là hàng nông sản Việt Nam có cơ hội đi thị trường quốc tế nhiều hơn nhưng chúng ta sẽ phải chịu chấp nhận cạnh tranh khốc liệt với các hàng hóa thế giới vốn có sức cạnh tranh nhiều hơn của chúng ta về tài nguyên, khoa học, công nghệ, sức sản xuất, quản trị.

Như vậy cùng một lúc chúng ta phải chịu 3 áp lực trên. Do đó chúng ta không còn con đường nào khác phải tái cơ cấu ngành, theo hướng sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị bền vững có giá trị gia tăng cao, cải thiện đời sống cho nhân dân”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Tái cơ cấu

Theo lãnh đạo đứng đầu ngành nông nghiệp, sau 3 năm thực hiện đề án, chúng đã đạt được một số kết quản ban đầu có tính chất tiền đề:

Một là sự chuyển biến về nhận thức ở các cấp độ: Doanh nghiệp, xã hội, người dân. Nền sản xuất nhỏ lẻ, giờ trước yêu cầu thực tế, yêu cầu hội nhập, cần phải chuyển sang tái cơ cấu bền vững. Đầu tiên là sự chuyển biến về nhận thức. Điều này thể hiện ở việc 63 tỉnh, thành phố đều có đề án, chương trình hành động cụ thể, tùy từng điều kiện, cấp độ từng nơi và đã có những kết quả ban đầu.

Ví dụ Lâm Đồng đã ứng dụng nền nông nghiệp công nghệ cao, 25% diện tích, thu nhập bình quân 243 triệu đồng/ ha, Đồng Tháp đã chọn 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh: hoa, gạo, vịt, trái cây, thủy sản để tập chung chính sách, quy hoạch vùng…

Hay Hà Giang là tỉnh miền núi khó khăn trong quá tình canh tác sản xuất, nhưng đã đi sâu vào khai thác lợi thế như rau, dược liệu, tổc chức lại sản xuất chăn nuôi.

Tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có chương trình hành động để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Thứ hai là một số ngành hàng đã thực hiện tái cơ cấu với kết quả rõ nét. Chẳng hạn, chúng ta đã tổ chức ngành hàng sữa với trụ cột là các doanh nghiệp đầu tư khoa học, công nghệ, vốn và đặc biệt là tạo chuỗi khép kín từ chăn nuôi cho đến tiếp cận thị trường, do đó ngành sữa Việt Nam trong 5 qua đã tăng trưởng lớn nhất thế giới.

Hay trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, sau tái cơ cấu chúng ta đã có kết quả nền tảng. Trong 30 triệu con lợn, đàn lái ngoại khoảng 4 triệu con, 15% là lái ngoại có chất lượng tương đương thế giới. Đặc biệt trong quản trị chăn nuôi, mỗi năm sản xuất 4-4,5 triệu tấn thịt lợn, hiện nay chăn nuôi theo quy mô trung bình và lớn chiếm tới 40%, riêng sản lượng chiếm 55% được quản trị quy mô khá tiên tiến.

“Tái cơ cấu nông nghiệp thực ra là quá trình tái cấu trúc lại tổ chức sản xuất, do đó một số năm thì chưa thể có kết quả lớn như chúng ta mong muốn. Trên bình diện chung, chúng ta có một giới hạn quy mô nhất định. Sau 3 năm, mới dừng lại ở một số mô hình, một số tỉnh sản xuất hàng hóa, còn phổ biến phải cần quá trình quyết liệt hơn, dài hơn nữa”, Bộ trưởng khẳng định.

Theo Hải Minh

Người đồng hành

Trở lên trên