Tăng trưởng tín dụng đến 20/3 mới đạt 1,61%, cung tiền chỉ tăng 0,57%
Tính đến 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022 (cùng thời điểm năm 2022 tăng 2,49%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61%, chưa bẳng một nửa cùng kỳ năm trước.
- 28-03-2023TP Hồ Chí Minh: Các ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi lớn
- 22-03-2023Các ngân hàng tiết lộ phân khúc bất động sản được ưu ái cấp tín dụng
- 18-03-2023Chuyên gia lo không dùng hết room tín dụng năm nay, ngân hàng nói chỉ cần nửa năm
Theo số liệu của mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022 (cùng thời điểm năm 2022 tăng 2,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77% (cùng thời điểm năm 2022 tăng 2,15%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61% (cùng thời điểm năm 2022 tăng 4,03%).
Trước đó, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tính tới hết tháng 2/2023 rất chậm. Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14-15%, cao hơn năm 2022 và có điều chỉnh tùy theo diễn biến thị trường. Trong tháng 2/2023, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Tuy vậy, tính tới 28/2, tín dụng toàn hệ thống vẫn tăng trưởng thấp.
Theo Thống đốc, tín dụng tăng trưởng thấp trong bối cảnh room tín dụng dồi dào, thanh khoản hệ thống dư thừa, các điều kiện cấp tín dụng vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên. Thậm chí cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư Thông tư 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các ngân hàng thương mại nhà nước (Big 4) được tính một phần tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước vào cấu phần huy động, tức có thêm nguồn lực để cho vay.
Lý giải về việc tín dụng tăng trưởng thấp trong 2 tháng đầu năm, Thống đốc cho biết nguyên nhân là bởi 2 tháng đầu năm trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Thứ hai, sức khỏe nhiều doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Thứ ba, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái.
Thứ tư, những năm trước, tín dụng bất động sản tăng mạnh, chiếm hơn 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại, song năm nay, thị trường khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại, dù vẫn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Khó khăn của bất động sản hiện nay là vấn đề pháp lý (chiếm 70%), do đó, nếu khó khăn này được tháo gỡ, các tổ chức tín dụng mới có điều kiện thúc đẩy giải ngân tín dụng bất động sản.
Nhịp sống Thị trường
- Lãi suất cao, dòng tiền đổ mạnh vào chứng chỉ tiền gửi
- Tiền đã rẻ hơn nhưng vì sao nhà đầu tư vẫn ngập ngừng?
- Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất từ ngày 3/4, nhiều nhà băng còn giảm cả kỳ hạn trên 6 tháng
- Giá vàng SJC giảm, nhà đầu tư nên mua hay bán?
- Lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng chính thức giảm từ hôm nay 3/4