Tăng tuổi nghỉ hưu: Có mất cơ hội của người trẻ?
Theo ông Đặng Như Lợi, nếu nói tăng tuổi nghỉ hưu sẽ chiếm việc làm của người trẻ thì không phải lý do chính.
- 23-09-2016"Nếu bắt nữ lao động chân tay nâng tuổi nghỉ hưu lên 58 là chết rồi!”
- 22-09-2016Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp
- 21-09-2016Tăng tuổi nghỉ hưu: Ai muốn, ai không?
- 14-09-2016Tăng tuổi nghỉ hưu với cán bộ công nhân viên chức: Nên hay không?
Sau 2 lần bị từ chối, dự kiến năm tới, khi trình Quốc hội Bộ Luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. “Chuyện cũ” nhưng vẫn khiến dư luận hết sức quan tâm với sự lo ngại về tình trạng “tham quyền cố vị” và “chiếm” việc làm của người trẻ. Chương trình Diễn đàn Các vấn đề xã hội bàn luận về vấn đề này với khách mời là chuyên gia nghiên cứu lao động Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Thưa ông, nhiều người cho rằng, kéo dài tuổi nghỉ hưu với những người lao động trực tiếp là khó vì khi 60 tuổi nhiều người không còn đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động?
Ông Đặng Như Lợi: Tuổi nghỉ hưu là vấn đề lớn, việc có nhiều ý kiến khác nhau cũng là dễ hiểu. Mỗi góc độ khác nhau họ phản ánh đều đúng, nhưng ta cũng nhìn nhận cái chung.
Đối với các nước, tuổi thọ bình quân dân số chưa đến 75 tuổi như ở ta thì họ đã điều chỉnh tuổi lao động đến bao nhiêu mới được nghỉ hưu. Còn ta giữ tuổi nghỉ hưu 55-60 đã mấy chục năm rồi. Bình quân tuổi thọ dân số tăng lên thì sức khỏe tăng lên. Ta xem xét vấn đề này để quyết định. Nhiều ý kiến cá nhân nói rằng công việc của họ nặng nhọc, độc hại thì đúng rồi nhưng tuổi nghỉ hưu theo tuổi lao động chứ không phải suy giảm khả năng lao động. Nếu bàn như vậy thì tôi thấy rất nhiều vận động viên thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, khi ngoài 30 tuổi họ đã nghỉ hưu hay sao? Tôi nghiêng về phương án nào có cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nó hiệu quả nhưng phải có hiệu lực.
Ông đã nghiên cứu đề xuất sửa đổi của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình lần này có gì khác so với lần trước?
Ông Đặng Như Lợi: So với các lần trước thì chẳng có gì khác cả vì chỉ có 2 phương án, một là nâng tuổi cả nam và nữ lên nhưng chưa phải bằng nhau, có lộ trình để bằng nhau; thứ hai là bằng nhau ngay (62 tuổi). Tôi nghĩ dù là mức nào thì cũng phải nói rõ là bắt đầu từ cơ sở khoa học nào? Tại sao lại là 62 tuổi mà không phải là 58 hay 65.
Lý do chính là nguy cơ mất cân đối Quỹ BHXH nên cần thay đổi, cần nâng lên để không xảy ra nguy cơ này?
Ông Đặng Như Lợi: Vấn đề là nghỉ hưu sớm dẫn đến mất cân đối quỹ chỉ là một phần nhưng không phải là quan trọng. tôi cho vấn đề quan trọng nhất là anh hoạch định chính sách bảo hiểm hưu trí thế nào giữa vấn đề đóng và hưởng. Ngay từ đầu anh đã cho đóng ít, hưởng nhiều thì quỹ nào cũng không cân đối được, dù có nâng tuổi lên bao nhiêu cũng không giải quyết được vấn đề cân đối quỹ. Cân đối quỹ phải có 5-7 lý do dẫn đến mất cân đối, trong đó vấn đề tuổi nghỉ hưu chỉ là một vấn đề chứ không phải tất cả, ta lấy đó làm trọng thì không nên.
Tùy từng công việc, có những công việc nghỉ hưu rồi họ vẫn làm việc rất tốt. Ví dụ những ngành nghề độc hại họ không làm được nhưng sang làm việc khác vẫn làm được. Vấn đề là tăng tuổi nghỉ hưu nhưng cũng phải tính tới chế độ, chính sách cho người về hưu sớm thế nào cho thật linh hoạt, phù hợp. Quan trọng nhất là giữa đóng và hưởng. Anh về hưu sớm phải chấp nhận mức lương thấp hơn chứ không thể có mức lương bằng người đóng ở mức cao.
Kéo dài tuổi lao động, nhiều người lo ngại chuyện nảy sinh tình trạng “tham quyền cố vị”. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Đặng Như Lợi: Tôi nghĩ rằng, ý kiến ồn ào chuyện này liên quan đến việc không đạt được tuổi cao hơn như giày da, may mặc, dệt, cao su, xây dựng… trong đó, dệt da may mặc thì lao động nữ rất nhiều, không thể kéo dài tới 60 được. Hay trong khu vực sự nghiệp giáo viên mẫu giáo, vỡ lòng mà kéo đến 60 tuổi không phải dễ dàng gì. Những người làm công việc đó thấy 60 không ổn nên họ phản ứng. Nhưng phải xem xét vấn đề kỹ lưỡng, kín kẽ. Cái đó chỉ là một trong tổng thể của tuổi nghỉ hưu mà thôi. Không thể lấy một khu vực nào đó chi phối cho tất cả.
Nâng tuổi nghỉ hưu sẽ mất cơ hội việc làm cho người trẻ tuổi. Nhận định như vậy có cơ sở hay không, thưa ông?
Ông Đặng Như Lợi: Nói là không thì cũng không phải, nhưng có mức độ nào đó. Ví dụ, khu vực hành chính sự nghiệp của ta thì tổng biên chế là 2,8 triệu người. Bây giờ kéo dài 5 năm trong số này thì sẽ chiếm mất bao nhiêu việc làm, và bao nhiêu người đồng ý vào đây khi lương ở khu vực này không phải là cao và chất lượng đòi hỏi công việc lại không phải thấp. Ví dụ, hàng năm lao động đến tuổi phải giải quyết việc làm khoảng 1,1 triệu người, nhưng qua đào tạo và có đào tạo không phải là nhiều. Nên nếu nói là chiếm việc làm thì không phải lý do chính. Còn người ở lại tham quyền cố vị thì số chức vụ không phải là nhiều. Vấn đề của ta là có cơ chế kiểm soát tham quyền cố vị như thế nào.
Các doanh nghiệp tư nhân, FDI không quan tâm đến vấn đề chức vụ, quản lý… mà chỉ quan tâm đến sức khỏe tốt, năng suất, chất lượng, hiệu quả tốt. Ta bàn ở đây là tổng thể chứ không phải chỉ ở khu vực nhà nước và chỉ nhìn ở một số chức vụ là không nên. Ví dụ, các chức vụ về nghiên cứu khoa học hiện nay nếu đưa họ ra rất lãng phí. Hay các chức danh quản lý trong bộ máy công quyền thì tỷ trọng đó không phải là lớn. Ta phải có cơ chế xử lý đối với những vị trí lãnh đạo chứ không nên vì cái đó mà kéo tuổi nghỉ hưu vẫn như cũ mà mấy chục năm nay ta vẫn áp dụng.
Các chuyên gia và nhà làm luật chưa hiểu kỹ và chưa lường hết được hệ quả của việc tăng tuổi, thưa ông?
Ông Đặng Như Lợi: Vấn đề của ta hiện nay là không giải thích rõ bảo hiểm hưu trí là gì nên tự nhiên lại định tuổi. Các nước gọi đây là bảo hiểm tuổi già, là phải đến độ tuổi nhất định mới được hưởng bảo hiểm hưu trí. Còn như bây giờ, chưa phải tuổi già lại được bảo hiểm hưu trí thì không đúng.
Bảo hiểm hưu trí là tạo nguồn tài chính cho người lao động khi suy giảm khả năng lao động do tuổi tác già yếu.
Xin cảm ơn ông!
Theo VOV