Tạo không gian phát triển mới cho Trung tâm kinh tế lớn của cả nước
Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ.
- 02-09-2023Đơn hàng đã trở lại với nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày
- 02-09-2023Kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu cao trước những “cơn gió ngược”
- 02-09-2023Ta đi tới... trên đường cao tốc
Tạo không gian phát triển Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích nhỏ thứ 2 cả nước (chiếm 7,1%), nhưng là đầu tàu kinh tế của cả nước, có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước.
Xây dựng khung định hướng phát triển và tổ chức không gian cho vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đưa vùng Đông Nam Bộ phát triển như mục tiêu trong Nghị quyết số 24 ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là vấn đề hết sức quan trọng.
Ngoài việc xác định rõ kịch bản tổ chức không gian; yêu cầu đặt ra là đột phá về thể chế chính sách để thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực để thực hiện mục tiêu đưa ra mà Nghị quyết số 24 đề ra.
Cùng với đó là giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cần lưu ý một số vấn đề, đặc biệt là kết cấu hạ tầng để mở không gian phát triển mới cho vùng. “Vùng Đông Nam Bộ có kết cấu hạ tầng trên mặt đất nhưng không thấy nói đến kết cấu hạ tầng ngầm. Đây là vấn đề rất lớn, dẫn đếm tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm.... Đông Nam Bộ không tận dụng được không gian ngầm, không giảm tải cho mặt đất, không khai thác được các động lực mới trong khi nguồn lực mới hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khu vực này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu vướng mắc.
VOV