Tập leo núi suốt 1 năm để đứng ở 5000m trên cao, tôi mới hiểu ra 3 bí quyết giúp người giàu càng giàu hơn: Không cùng tầm nhìn thì khó cùng tư duy
Những gì tôi phát hiện sau khi chạm tới độ cao 5000m đã trở thành bài học quan trọng trên con đường dẫn lối thành công.
- 02-11-20223 kiểu người tuy tuổi trẻ long đong, nhưng càng có tuổi càng hưởng phúc, nửa đời sau sớm được an nhàn
- 01-11-2022Tuổi 47 của triệu phú Hollywood: Đầu tư nghề tay trái như 'in ra tiền', tài sản 7.400 tỷ đồng sống dư dả cả đời
- 29-10-2022Tuổi 32 của nữ triệu phú Taylor Swift: Vừa giàu vừa giỏi, ra album mới "làm sập" cả Spotify, là trùm BĐS nhưng chỉ thích tiêu tiền... cho người khác
- 28-10-2022Trước khi bước vào ‘giai đoạn vàng’ cuộc đời, có 4 thứ vứt bỏ càng nhiều, bạn càng ‘giàu có’
- 26-10-2022Ngành có đầu vào cực cao, học rất khó nhưng ra trường "dễ giàu", thu nhập từ 50-70 triệu VNĐ/tháng là có thể
Ryan McGrath, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản, đã chia sẻ với Entrepreneur về trải nghiệm leo lên Kilimanjaro - ngọn núi lửa không hoạt động ở Tanzania. Đó là hành trình cam go để chinh phục đỉnh núi cao nhất ở châu Phi và là ngọn núi tự do cao nhất trên thế giới.
Không phải ngẫu hứng mà Ryan thực hiện hoạt động này. Về mặt chuyên môn và cá nhân, anh luôn tìm cách để thúc đẩy những ranh giới đã đặt ra cho bản thân. Đồng thời, những hoạt động thể chất thường đem lại sự minh mẫn cho anh cả bên trong và bên ngoài văn phòng. Đó là lý do tại sao, từ năm ngoái, anh đã quyết định bắt tay chuẩn bị để dấn thân vào “hành trình cuộc đời” chinh phục đỉnh Kilimanjaro.
Và đó chính là một khởi đầu hoàn toàn đúng đắn. Chuyến hành trình đầy vất vả và nhọc nhằn nhưng đã giúp Ryan “thức tỉnh” một số bài học kinh doanh quan trọng. Nếu không có những bài học đó, anh cho rằng, mình khó có thể trở thành CEO của Asset Living, doanh nghiệp quản lý căn hộ lớn thứ năm ở Hoa Kỳ.
Dưới đây là 3 điều mà Ryan McGrath đã nhận ra khi đứng ở 5000m trên cao:
Sức mạnh của sự tiến bộ thường đến từ từ, nhưng nhất quán
Leo núi Kilimanjaro cũng giống như bất cứ thương vụ đầu tư nào. Đó không phải một cuộc đua nước rút cần sự nhanh chóng, mà rõ ràng là một cuộc marathon đường dài. Do đó, chiến lược để chinh phục nó chỉ có một: Không ngừng tiến tới. Chính điều đơn giản này giúp anh duy trì sự tập trung bất chấp độ cao, các yếu tố khắc nghiệt và tình trạng kiệt sức.
Bạn sẽ không bao giờ đến được đỉnh Kilimanjaro trong một sớm một chiều, giống như bạn sẽ không đạt được thành công trong kinh doanh trong một sớm một chiều. Điều bạn cần làm là một cam kết lâu dài, với từng bước chân vững vàng, cẩn trọng, hướng về phía trước.
Kilimanjaro, một ngọn núi lửa không hoạt động ở Tanzania, là đỉnh núi cao nhất ở châu Phi.
“Nếu bạn đi tìm sự thỏa mãn tức thì, vậy thì đừng chọn chinh phục Kilimanjaro hay trở thành một lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi vì trên suốt hành trình leo núi, điều mà bạn nghe được nhiều nhất từ hướng dẫn viên địa phương chính là ‘từ từ, từ từ thôi’. Tôi cũng đã điều hành Asset Living với triết lý như vậy”, Ryan chia sẻ.
“Ví dụ như, có những thương vụ M&A mà chúng tôi phải đặt nền móng trong nhiều năm, không ngừng suy nghĩ, lên chiến lược và hợp tác. Việc mua lại doanh nghiệp cần có thời gian từ các quy trình cho tới ngày nhìn thấy kết quả. Điều này yêu cầu nỗ lực nhất quán để chứng kiến lợi ích cuối cùng. Vì vậy, với tư cách là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng là phải giữ cho nhóm của bạn được thúc đẩy, đảm bảo họ không mất kiên nhẫn khi kế hoạch phải đợi vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm mới thành hiện thực.”
Bạn càng thành công thì càng phải cố gắng để thành công hơn nữa
Có thể tưởng tượng, càng lên cao, hành trình Kilimanjaro càng khó hơn. Tuyến đường trở nên dốc hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn và nồng độ oxy cũng thấp hơn. Điều này tương tự với khi công ty của bạn dần trưởng thành, bạn sẽ cần phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn, đón nhận các xu hướng và công nghệ mới, đồng thời tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn.
Để duy trì động lực, bạn cần phải cố gắng hơn và ưu tiên cải thiện bản thân - cả trên Kilimanjaro và trong phòng họp. Sau khi chạm tới một đỉnh cao, hãy nhớ rằng vẫn còn nhiều đỉnh khác cao hơn đang chờ bạn phía trước. Bạn sẽ nhận thấy rằng với mỗi giờ trôi qua, bạn đang cố gắng nhiều hơn. Tương tự như vậy, với mỗi quý kinh doanh hoặc năm tài chính trôi qua, bạn sẽ nhận ra rằng cần có nhiều đổi mới , nghiên cứu và tài năng hơn để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng qua từng thời điểm.
Ryan McGrath, CEO của Asset Living - một doanh nghiệp bất động sản tại Hoa Kỳ, là cây bút của Entrepreneur.
Còn nếu cứ nghĩ mình đã thành công, không chịu làm việc và phát triển hơn nữa thì chờ đón bạn phía trước chính là thất bại. Các vị trí lãnh đạo cấp cao là những vị trí thoải mái, nhưng nếu để bản thân quá quen với sự thoải mái, bạn sẽ thua cuộc.
Điều quan trọng là tránh trở nên tự mãn. Các nhà lãnh đạo phải luôn là người khao khát tạo nên thành công nhất. Có như vậy, con đường kinh doanh mới thực sự lâu dài.
Bạn không thể có kế hoạch cho mọi thứ, nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị cho mọi thứ
Trước khi bắt đầu hành trình Kilimanjaro, hầu hết mọi người đều cần một kế hoạch chuẩn bị rất dài. Những việc phải làm thường bao gồm nghiên cứu về tuyến đường mà mình sẽ đi, chuyến du ngoạn của mình sẽ kéo dài bao nhiêu ngày và những người sẽ leo cùng mình là ai.
Sau khi tìm hiểu những điều đó, chúng ta sẽ cần thu thập các thiết bị và vật tư cần thiết, đồng thời chuẩn bị nền tảng thể lực. Bạn phải sẵn sàng cho việc leo núi cả ngày trong khi chỉ ngủ hai tiếng, chuẩn bị vượt qua nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, chuẩn bị cho độ cao với lượng oxy ít hơn 50%.
Điều này mất của Ryan gần 1 năm. Việc cuối cùng mới là bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao.
Không thể có một kế hoạch hoàn hảo cho tất cả các tình huống tiềm tàng, nhưng bạn nên chuẩn bị hết mọi khả năng có thể. Khái niệm này cũng được áp dụng trong kinh doanh. Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ không có kế hoạch cho mọi bất trắc, nhưng bạn vẫn cần chuẩn bị trước bằng cách duy trì sự chủ động, giao tiếp thường xuyên và giữ cho đội nhóm của mình một tâm thái sẵn sàng đối mặt rủi ro.
Khi điều bất ngờ xảy ra, không có cách nào có đủ thông tin cần thiết để lập kế hoạch. Trước khi trèo lên Kilimanjaro, Ryan hiểu rằng mình không thể giảm thiểu mọi rủi ro và có thể sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Trong kinh doanh, anh cũng học được cách chấp nhận điều tương tự. Bởi vì, là một nhà lãnh đạo, việc đưa ra những quyết định khó khăn là một trong những trách nhiệm đặt trên vai bạn.
Dù là trên Kilimanjaro hay trong phòng họp, bạn có thể chuẩn bị tất cả những gì bạn muốn, nhưng khi xuất hiện những thay đổi bất ngờ, bạn vẫn cần phải xoay vòng càng nhanh càng tốt. Hãy sẵn sàng tâm lý để sửa đổi kế hoạch ban đầu của mình.
Nếu bạn không có khả năng thích ứng, thất bại có thể tìm đến bạn. Vì vậy, với tư cách là những nhà lãnh đạo (hoặc người leo núi, đi bộ đường dài), nhiệm vụ của bạn là phải hành động nhanh chóng khi đối mặt với sự không chắc chắn.
*Theo Entrepreneur
Nhịp sống thị trường