Tesla vs Apple: khác biệt 1 điểm duy nhất nhưng ‘người trên kẻ dưới’, có là ô tô điện hàng đầu cũng chỉ ‘chung mâm’ với BlackBerry
Nhiều chuyên gia trong ngành thường so sánh Tesla và Apple trên nhiều phương diện. Đồng thời, hai vị CEO lẫy lừng Elon Musk và Steve Jobs cũng được đem lên bàn cân.
- 05-01-2023Một thành phố mạnh tay chi 8,7 nghìn tỷ USD để nuôi tham vọng nhảy lên top 4 trung tâm tài chính toàn cầu
- 05-01-2023Từ một người da màu đến nữ lãnh đạo gốc Phi đầu tiên trong lịch sử của FED: Bài học cuộc đời
- 04-01-2023Chỉ một động thái, Alibaba và Tencent khiến thung lũng Silicon Trung Quốc ‘gặp hạn’, bong bóng bất động sản ‘vỡ theo’ và dự báo một năm 2023 đầy sóng gió
Điểm chung
Thực tế, cả Apple và Tesla đều không phát minh ra smartphone và ô tô điện. Nhưng mỗi công ty đều có chiến lược đúng đắn và tầm nhìn mang phong cách riêng. Chính vì vậy, hai tập đoàn này đều trở thành những khủng long đi đầu trong ngành.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia phố Wall như Gene Munster từng gọi Tesla là Apple của ngành công nghiệp ô tô. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn đặt ra câu hỏi, liệu Tesla có thể có giá trị hơn Apple vào năm 2030 hay không?
Tuy nhiên, gần đây, các so sánh đều bị loại bỏ. Việc CEO Tesla Elon Musk mua lại Twitter và có những động thái gây phẫn nộ dư luận đã khiến nhiều nhà đầu tư của hãng xe điện này hoảng loạn khi cổ phiếu sụt giảm 65% vào năm 2022.
CEO Tesla Elon Musk
Điều mà các nhà đầu tư quan tâm ngay lúc này là Tesla có thể duy trì sự cạnh tranh trong một thị trường mà nhiều hãng ô tô điện mới được hình thành và phát triển nhanh như hiện nay hay không?
Cách lãnh đạo
Có thể nói, khi Steve Jobs dẫn dắt Apple, ông lựa chọn chiến lược phát triển bền vững, ổn định và nhất quán (tuy còn nhiều điều chưa hoàn hảo). Trái ngược, Elon Musk lại có phong cách lãnh đạo thất thường, luôn công khai “mọi thứ” trên Twitter khiến công chúng ngỡ ngàng.
Điều này cho thấy hai huyền thoại công nghệ có phong cách lãnh đạo hoàn toàn khác nhau. Đây là điểm khác biệt duy nhất nhưng cũng gây rủi ro nhất đối với hoạt động kinh doanh ô tô của Tesla. Thương hiệu này vốn đã cho thấy nhiều dấu hiệu thể hiện mình không có phong độ “bền bỉ” như iPhone.
Tesla không phải Apple tiếp theo
Cả Apple và Tesla đều có lợi thế của người đi đầu, đây là một lý do khiến nhiều nhà phân tích muốn so sánh hai tập đoàn với nhau. Nhưng chắc chắn Tesla không phải Apple của giới ô tô.
Khi Tesla phát hành Roadster, mẫu ô tô điện đầu tiên của mình vào năm 2008, đây là một trong những chiếc xe điện tiên phong trên thị trường. Tuy nhiên nó đã phải trải qua nhiều năm chật vật và gặp một số khó khăn nghiêm trọng về tài chính.
Sau đó, Tesla nổi lên với hai dòng xe điện bán chạy số 1, Tesla Model Y và Tesla Model 3, chiếm thị phần lớn ở Bắc Mỹ. Nhưng sự phát triển ngày càng thụt lùi.
Vào năm 2020, Tesla nắm giữ 80% thị phần tại thị trường ô tô điện của Mỹ. Đến năm 2021, Tesla còn 71%. Và vào năm 2022, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 64%.
Thị trường Mỹ đã chứng kiến sự nở rộ không ngừng của nhiều đối thủ cạnh tranh với Tesla. Nhà cung cấp dữ liệu ô tô hàng đầu S&P Global Mobility dự đoán rằng thị phần của Tesla có khả năng sẽ giảm còn 20% vào năm 2025.
Còn Apple, thương hiệu này không phải đơn vị đầu tiên làm smartphone, cũng không tiên phong đưa cảm biến vân tay lên điện thoại, càng không phải thương hiệu điện thoại thông minh làm nhận diện gương mặt. Nhưng từ khi ra mắt, Apple luôn dẫn đầu thị phần tại Mỹ ngay cả khi các đối thủ cạnh tranh rẻ hơn bắt đầu tràn ngập trên thị trường. Còn đối với Tesla, đây lại là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Thứ nhất, thị phần ngành công nghiệp ô tô ngoài xe điện đang bị phân nhỏ. Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới cũng chỉ chiếm 10,5% thị phần vào năm 2021. Con số quá chênh lệch với 55% thị phần mà Apple nắm giữ ở Mỹ.
Thứ hai, thông qua thời báo New York, nhà kinh tế học Paul Krugman cho biết một chiếc ô tô và một chiếc iPhone không thể so sánh với nhau. Một lợi thế cạnh tranh mà iPhone có được là nhờ hiệu ứng mạng. “Mọi người sử dụng sản phẩm của Apple bởi vì nhiều người khác cũng đang sử dụng chúng”, ông nói.
Nhà kinh tế học Noah Smith cũng đưa ra một lập luận khác về hiệu ứng mạng của Apple. “Nhãn hàng này đã tạo ra app IOS cũng như lan truyền sự phổ biến của hệ điều hành này. Các khách hàng mua iPhone cũng bởi vì hệ sinh thái này lớn, năng động và nổi tiếng”, ông nói.
Tuy nhiên Smith lưu ý, Tesla cũng đang cố gắng tạo ra mạng lưới các trạm sạc ô tô Supercharger dành riêng cho Tesla trên nhiều nước trên thế giới với khả năng sạc nhanh.
Nhưng mặc dù Tesla cũng có những ứng dụng độc đáo, có sự cập nhật chương trình tương tự của Apple nhưng rất khó để thu hút người tiêu dùng theo cách mà iPhone sử dụng để đánh bại Android.
Elon Musk không phải Steve Jobs
Thực tế, Elon được so sánh với Steve Jobs vì giới truyền thông cần một CEO thiên tài công nghệ mới sau khi cựu CEO của Apple qua đời. Và Elon Musk dường như là cái tên sáng giá.
Tuy nhiên, đó là tất cả kỳ vọng trước khi Musk làm công chúng phẫn nộ với hàng loạt động thái trên Twitter cũng như cách điều hành gây “khó hiểu”. Ông thất thường, không tập trung vào từng công ty và đặc biệt là ít khi phân phối quyền lực.
Trước đây, tỷ phú Steve Jobs đã đưa ra nhiều quyết định để bảo vệ iPhone - sản phẩm cốt lõi của hãng và tạo ra phần lớn doanh thu. Nhưng Elon Musk lại không như vậy. Vào thời điểm mà đáng lẽ Musk nên làm điều tương tự thì ông lại tạo ra một cuộc tranh luận không hồi kết trên Twitter. Đến nay, nhiều nhà phân tích đồng loạt cho rằng sự “ám ảnh” của Musk với Twitter đang làm “tổn thương” Tesla.
Cựu CEO Apple Steve Jobs
Tính đến nay, Tesla đã không đạt được nhiều mục tiêu sản xuất của mình, thậm chí phải hạ giá xe. Khủng long làng ô tô điện đang chứng kiến cảnh nhiều đối thủ tung ra hàng loạt các mẫu xe mới với mức giá mềm và có nhiều feedback tốt hơn.
Có thể nói, ô tô điện Tesla không giống với iPhone mà giống với một chiếc BlackBerry nhiều hơn: bùng nổ nhanh nhưng có thể sẽ “chóng tàn”.
Tham khảo: BI
Nhịp sống thị trường