MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Lan và Việt Nam có phải là đối thủ trong việc thu hút FDI từ chiến tranh thương mại?

Số lượng các công ty đang lên kế hoạch di dời hoặc chuyển hướng sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam cao gấp 3 lần so với Thái Lan, theo nghiên cứu của Nomura Holdings Inc.

Dựa trên các số liệu về xu hướng nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp, có thể thấy nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm đến Thái Lan và Việt Nam, xây dựng cơ sở sản xuất mới để tránh thuế quan của Mỹ.

WHA Corp Plc, nhà cung cấp hàng đầu của Thái Lan về các bất động sản công nghiệp, cho biết họ hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ đạt 50% số hợp đồng mua bán đất trong năm nay và năm tới, tăng từ khoảng 12% vào năm 2018. Công ty này cũng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.

Ông David Nardone, giám đốc điều hành nhóm cho đơn vị phát triển công nghiệp của WHA nói: "Các công ty đang chuyển hướng việc sản xuất một số sản phẩm. Điều này sẽ tác động đáng kể đến Thái Lan và Việt Nam. Một giọt nước tràn từ Trung Quốc có trở thành một trận lụt đối với chúng ta, vì quy mô của các nền kinh tế rất khác nhau".

Thái Lan đã đưa ra các ưu đãi bao gồm giảm thuế cho các nhà sản xuất muốn tìm cách áp dụng thuế quan mà Hoa Kỳ và Trung Quốc áp đặt cho nhau. Nhưng các báo cáo gần đây cho thấy, Việt Nam đã vượt lên trong cuộc đua thu hút các nhà sản xuất. Số lượng các công ty đang lên kế hoạch di dời hoặc chuyển hướng sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam cao gấp 3 lần so với Thái Lan, theo nghiên cứu của Nomura Holdings Inc.

Thái Lan và Việt Nam có phải là đối thủ trong việc thu hút FDI từ chiến tranh thương mại? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, giá trị của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng vào Thái Lan từ các công ty Trung Quốc đang tăng lên. Nó đã tăng gấp 5 lần trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu của Ủy ban Đầu tư Thái Lan cho thấy. Tổng vốn Trung Quốc và Hồng Kông trị giá khoảng 1 tỷ USD, chỉ đứng sau giá trị của Nhật Bản, các công ty Nhật đã sản xuất từ ​​lâu ở Thái Lan.

WHA dự kiến ​​sẽ bổ sung 6 khu công nghiệp vào danh sách 10 công ty hiện tại ở Thái Lan và đã bắt đầu bán các vị trí bất động sản công nghiệp thuộc quản lý của công ty này tại Việt Nam.

Ông Nardone không cảm thấy rằng Thái Lan và Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của nhau. Ông nói rằng mỗi nước đều có điểm mạnh và điểm yếu: "Phải mất một thời gian khá dài để xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, trong khi Thái Lan thì thiếu lao động. Các nhà sản xuất dường như chỉ chuyển một phần việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc với quy mô thị trường của họ".

Các quan chức Thái Lan cho biết các công ty bao gồm Sony Corp, Sharp Corp và Harley-Davidson Inc đang chuyển một số sản xuất sang nước này. Họ hy vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp vực dậy nền kinh tế Thái Lan - hiện vẫn đang dẫn đầu xuất khẩu nhưng dòng vốn tăng trưởng chậm lại do sức tiền tệ lên giá, tác động của chiến tranh thương mại và phức tạp chính trị trong nước.

Hoàng An

Bloomberg

Trở lên trên