Thâm nhập "hội chợ xem mắt tập thể" của giới trẻ Trung Quốc: Mặc cả nhiệt tình, yêu cầu cao siêu và cái khó của những thanh niên "3 không"
Biến công viên thành hội chợ xem mắt, giới trẻ Trung Quốc phải đối mặt với những gì trên hành trình thoát ế? Là những người trẻ khó tìm thấy nhau trong nhịp sống hiện đại xô bồ, hay những tính toán lý trí đã lấn át phần tình trong lòng mỗi người?
- 04-02-2021Hôn nhân của 9X Trung Quốc: Vợ chồng cãi nhau đều đem về "mách mẹ" và dấu chấm hết cho những cô gái yêu nhầm "con trai cưng của mẹ"
- 28-01-2021Sự thật về cuộc hôn nhân của Công nương Diana: Thực chất cũng từng vô cùng ngọt ngào lãng mạn khác hẳn suy nghĩ của nhiều người
- 27-01-2021Cuộc sống hôn nhân mà đàn ông nào cũng ao ước không gì cao sang hơn 3 điều này, nhưng tiếc là nhiều phụ nữ không hiểu
Một tháng trước, trên internet xuất hiện video trải nghiệm xem mắt tại "góc xem mắt" bên trong Công viên Nhân Dân Thượng Hải (Trung Quốc), những bí mật ẩn sau thành bại của 1 mối hôn nhân 1 lần nữa khiến người ta phải suy ngẫm về sự tồn tại kỳ lạ của "góc xem mắt" tại các thành phố lớn ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Giới trẻ Trung Quốc thoát ế gian nan - khi hôn nhân trở thành một cuộc giao dịch mà ai cũng muốn mình được lợi
Thanh niên "3 không"
Nhân vật trong video mang theo tâm trạng háo hức, khoe ra thông tin cá nhân viết đầy 1 mặt giấy A4:
Giới tính: Nam
Chiều cao: 186cm
Cân nặng: 80kg
Thu nhập: 500 nghìn tệ trước thuế (khoảng 1,8 tỉ đồng)
Ở quê có nhà, có xe, tính cách nhiệt tình, không tệ nạn xã hội
"Góc xem mắt" - hội chợ xem mắt tập thể xuất hiện tại Công viên Nhân Dân Thượng Hải (Trung Quốc)
Nam chính vốn nghĩ với điều kiện như vậy trong thị trường xem mắt chắc chắn mình sẽ là 1 "món hàng đắt giá". Thế nhưng, sự tự tin của anh chàng đã bị 1 người phụ nữ mặc áo đỏ lập tức tới hắt cho 1 gáo nước lạnh: "Cậu ở nơi khác đến? Hộ khẩu ở đâu? Đã có nhà chưa?" - Ba câu hỏi đã trực tiếp đánh chủ nhân video từ dáng vẻ kiêu căng thành 1 kẻ "3 không": Không phải người bản địa, không có hộ khẩu, không có nhà.
Đã đến ắt phải có chuẩn bị, anh chàng nhanh nhảu hỏi ngược lại: "Vậy con gái dì ở Thượng Hải có nhà không?"
Dì áo đỏ ưỡn ngực tự tin đáp: "Chúng tôi có 1 căn, tôi với ba nó sống ở đó."
Chủ nhân video nghi ngờ hỏi: "Con gái dì không có nhà, cớ gì lại bắt nhà trai nhất định phải có nhà chứ?", khiến những người tò mò vây quanh xem phải bật cười.
Dì áo đỏ không chút nghĩ ngợi, đưa ra câu trả lời không thể hợp tình hợp lý hơn: "Chính là vì không có nên mới yêu cầu nhà trai phải có chứ!"
Dì áo đỏ sau khi hỏi 3 câu liên hoàn đã kết luận nam chính là thanh niên "3 không"
Chàng trai trẻ không cam lòng, muốn thương lượng lại: "Nếu nhà trai bỏ tiền mua trước, còn lại 2 vợ chồng cùng nhau trả nợ thì sao?"
Dì áo đỏ xoay người xem thường, lắc đầu từ chối: "Không được, như vậy áp lực cho con gái tôi quá!"
Anh chàng nghe đến đó, nghẹn họng, dở khóc dở cười nói: "Áp lực của cháu cũng lớn mà dì."
"Mặc cả" nhiệt tình
Thu nhập 1,8 tỉ mỗi năm vẫn bị chê ít sao bác gái?
Dì áo đỏ đi chưa được bao lâu, lại có 1 bác trai "đánh" tới, bác trai hỏi: "Nhìn cũng còn trẻ nhỉ!"
Chàng trai đáp: "Cũng sắp 30 rồi ạ."
Bác trai nọ cẩn thận xem xét, liếc mắt 1 cái, hỏi: "Ở rể có được không?"
Anh chàng không ngờ đến việc này, liền hỏi lại: "Vậy con sinh ra thì theo họ ai ạ?"
Bác trai mắt lấp lánh đáp: "Việc này có thể thương lượng."
"Thôi được." - anh chàng bất lực thở dài, sự tự tin khi mới bước đến "góc xem mắt" đã biến mất không sủi tăm.
Càng gần đến Tết, "thị trường xem mắt" lại càng nhộn nhịp
Người thứ 3 ghé thăm nam chính trong video là 1 bác gái mặc áo khoác lông trắng, nhìn có vẻ là người tri thức, bác gái liếc bảng giới thiệu viết kín 1 mặt giấy A4 của anh chàng rồi hỏi: "Thu nhập 1 năm của cậu bao nhiêu?"
Vừa mới bị "hộ khẩu Thượng Hải" và "nhà Thượng Hải" đánh cho tới tấp, nam chính tìm lại 1 chút tự tin, khiêm tốn xoa tay nói: "Cháu mỗi năm thu nhập 500 nghìn tệ (tương đương 1,8 tỉ đồng)."
Bác gái nghe xong cười cười: "Thu nhập như vậy ở Thượng Hải cũng không tính là cao."
Nam chính bị thực tế đánh trúng liên tiếp, không chịu nổi nữa, hỏi lại: "Vậy con gái bác hiện tại thu nhập bao nhiêu?"
Bác gái ngẩng đầu tự tin nói: "Nó mỗi tháng lương 7 nghìn tệ (gần 25 triệu đồng), là y tá, công việc vô cùng ổn định."
Bác gái hiển nhiên là có hứng thú với nam chính, hỏi tiếp: "Cháu có xe không?"
Anh chàng khiêm tốn đáp: "Cháu có 1 cái BMW nhỏ thôi."
"Nhỏ thì không ổn lắm, nhưng để di chuyển thôi thì cũng được... Loại này mà mua xe nội thì chỉ ba mươi mấy vạn tệ (khoảng hơn 1 tỷ đồng)."
Mấy căn nhà ở quê không bằng 1 căn gác xép ở thành phố
Bác gái không kịp "đội mũ bảo hiểm" cho khúc "cua gắt" của nam chính
Tự tin liên tục bị đả kích, nam chính đành phải từ bỏ, đi ăn kem an ủi chính mình, tiện thể xem mấy vị người lớn khi nãy đi xe gì đến đây kén chồng cho con gái, hóa ra họ đều đi xe điện đến. Nam chính của chúng ta lòng đầy nghi hoặc: "Cậu nói thử xem, người đi xe điện sao lại khinh thường người đi BMW được hay thế? Chắc là vì người ta có hộ khẩu."
Ăn xong kem, anh chàng thay đổi địa điểm "xem mắt", chọn 1 nơi vắng vẻ ít người qua lại hơn, rất nhanh lại có 1 bác gái bước tới hỏi: "Có nhà Thượng Hải không?"
Lại đụng đến "khuyết điểm cá nhân" của nam chính rồi. Anh chàng cười khổ: "Không có ạ, nhưng ở quê, cháu có 5-6 cái."
Bác gái lập tức "ngả bài", khinh thường nói: "5-6 cái ở quê xa xôi cũng không bằng 1 cái gác xép ở Thượng Hải", nói xong quay người đi thẳng.
Chàng trai trẻ ngồi thụp xuống, bất đắc dĩ nói: "Quê cháu ở Bắc Kinh..."
Bác gái nghe thấy vậy lập tức quay lại, mắt lóe sáng, nhìn nam chính với ánh mắt tôn trọng hơn: "Kết bạn WeChat đi, Bắc Kinh thì được."
"Thị trường mua bán" hôn nhân
Có người nghi ngờ tính chân thực của video này, họ cho rằng đây chỉ là diễn kịch "câu like" mà thôi. Trên thực tế có những chuyện nhìn có vẻ không đúng nhưng lại phản ánh hoàn toàn sự thật, vẫn có không ít người trốn trong góc nhỏ của chính mình, nhờ cha mẹ đi xem mắt hộ, tìm kiếm người bầu bạn trăm năm.
Tuổi tác, chiều cao, dung mạo, quê quán, hộ tịch, bằng cấp, công việc, thu nhập, thậm chí đến cung hoàng đạo... tất cả những đặc thù của 1 con người, tại thị trường xem mắt đều được "niêm yết giá".
Thông tin cá nhân của 1 bác sĩ 9X muốn tìm bạn đời có hộ khẩu Thượng Hải
Qua điều tra 500 đối tượng ngẫu nhiên đến xem mắt tại Công viên Nhân Dân Thượng Hải, có thể rút ra kết luận:
Tỉ lệ nam/nữ đến tìm duyên là 1/2, trong đó, độ tuổi bình quân của nam giới là 39,7 tuổi với 68% là 8X, không có 9X, và nữ là 30,9 tuổi với 70% là 8X, 17% là 9X; nam từng kết hôn chiếm 12,6%, nữ từng kết hôn chiếm 5%.
Nam trình độ cử nhân 26,9%, từ thạc sĩ trở lên chiếm tới 47%, 19% từng đi du học. Nữ trình độ cử nhân 37,5%, từ thạc sĩ trở lên chiếm 30%, 11,2% từng đi du học.
Nam đã mua được nhà chiếm 66,7%, vừa có nhà vừa có xe chiếm 20%. Nữ có nhà chiếm 35%, vừa có nhà vừa có xe chiếm 9%; yêu cầu nhà trai người bản địa và có nhà chiếm 15%, ngoài ra có 5% nhà gái đồng ý "cùng nhà trai chung tiền mua nhà".
Cứu đói trước, tìm vợ sau
Các tiêu chuẩn khác mà nhà gái yêu cầu đối với chồng tương lai, gồm có: Nhân phẩm tốt, có chí tiến thủ. Trong khi đó, hình mẫu nàng dâu lý tưởng của cánh đàn ông là: Chăm chỉ, đảm đang, công việc ổn định, ngoại hình thanh tú, điềm đạm, dịu dàng, ấm áp, hiền thục, lương thiện, hiểu lòng người... Thậm chí có người còn yêu cầu: Không được béo, phải là nữ sinh xinh đẹp, không có hình xăm...
Hôn nhân ở Trung Quốc ngày nay 1 bộ phận lớn đã biến thành thị trường mua bán, tất cả mọi thứ đều được niêm yết giá công khai, mối quan hệ trăm năm trở thành 1 giao dịch mà 2 bên cùng cảm thấy có lợi. Vậy rốt cuộc, đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, đích đến của họ là gì, khao khát của họ là gì, hi vọng của họ đối với tương lai còn lại những gì đây?
Nguồn: Sohu
Trí thức trẻ