Đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho 1.500 doanh nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên
Các đối tác tham gia Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên”.
Chương trình đào tạo mang đến những giải pháp hiệu quả về TMĐT giúp các doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu phát triển TMĐT trên địa bàn Tây Nguyên.
- 20-07-2022Từ sáng 20/7, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chính thức thu phí không dừng
- 20-07-2022AMRO dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đứng thứ bao nhiêu trong khu vực ASEAN?
- 29-06-2022Startup giáo dục kỳ lạ: Bí mật của lớp học 5.000 trẻ em và cú sốc của phụ huynh có con tham gia STEAM for Vietnam
Với mục tiêu đào tạo về thương mại điện tử (TMĐT) chuyên sâu cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, ngày 19/7, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS - Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ ký kết và khởi động Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên” với sự bảo trợ từ Bộ Công Thương cùng sự đồng hành của Sở Công Thương các tỉnh trong khu vực.
Lãnh đạo Cục TMĐT&KTS cho biết, Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ trở thành điểm khởi đầu cho những hoạt động hỗ trợ chuyên sâu, từ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kiến thức tới tư vấn, triển khai các hoạt động phát triển TMĐT . Thông qua Chương trình, những giải pháp hiệu quả về TMĐT sẽ tiếp cận được tới những doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu phát triển TMĐT trên địa bàn Tây Nguyên, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
“Để TMĐT tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn nữa trong thời gian tới, Cục luôn sẵn sàng phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức liên quan để triển khai các hoạt động đào tạo, kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc triển khai TMĐT hiệu quả. Chương trình "Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên" diễn ra từ trung tuần tháng 7 tới cuối tháng 8/2022 tới đây là một trong số những hoạt động đó”, lãnh đạo Cục TMĐT&KTS thông tin.
Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức online.
Cũng theo thông tin từ Ban Tổ chức, bên cạnh các buổi đào tạo, tập huấn, Ban Tổ chức còn triển khai nhiều buổi toạ đàm liên quan đến các nội dung như xây dựng doanh nghiệp trên môi trường TMĐT; Sàn TMĐT; Nền tảng truyền thông trên mạng xã hội… nhằm giải đáp những câu hỏi trong quá trình tham gia cũng như phát triển TMĐT của những cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên.
Song song với toạ đàm, chương trình triển lãm, giới thiệu những giải pháp, nền tảng, dịch vụ hỗ trợ TMĐT được kỳ vọng đem tới những cơ hội kết nối giữa nhà cung cấp tới chính xác các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu phát triển TMĐT./.
VOV