Thành công của ATM và “mỏ vàng” chưa khai thác từ hệ thống bán lẻ tự động
Những chiếc máy rút tiền tự động (ATM) giờ đây đã trở nên vô cùng gẫn gũi, thân quen với người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết được rằng, hơn chục năm trước mới khi mới xuất hiện tại Việt Nam, không ít người hoài nghi về sự thành công của chiếc máy này.
- 01-01-2017Rút tiền ở máy ATM, tài khoản bị trừ 3 lần vẫn không nhận được tiền
- 27-12-2016Chi tiền thưởng Tết ngay tại doanh nghiệp để chống nghẽn ATM
- 27-12-2016Tắc đường, nghẽn ATM ngày Tết: Đến hẹn, lại lên?
Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra với hạ tầng bán lẻ tự động thông qua hệ thống máy bán hàng tự động.
Thực trạng hạ tầng bán lẻ tự động tại Việt Nam
Máy bán hàng tự động (vending machine) từ lâu là phương tiện mua bán quen thuộc ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Tại Nhật Bản, những chiếc máy này phổ biến đến mức người ta không chỉ mua đồ ăn, thức uống mà có thể xem bói hay mua thú nuôi từ máy bán hàng tự động.
Với dân số đông, năng lực mua sắm của người tiêu dùng tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hình thức kinh doanh này. Thế nhưng, cho đến hiện nay, khái niệm về máy bán hàng tự động vẫn còn xa lạ với phần lớn người tiêu dùng.
Năm 2003, khi Ngân hàng nhà nước chính thức phát hành tiền xu tại Việt Nam, một số nhà sản xuất đã đưa vào những chiếc máy bán hàng tự động với mong muốn tạo ra thói quen mua sắm hiện đại cho người dân. Đáng tiếc, tiền xu không được nhiều người ưa chuộng và những chiếc máy bán hàng tự động cũng nhanh chóng “dẹp tiệm”.
Sau đó, vẫn có một số hộ kinh doanh nhỏ hoặc các doanh nghiệp lớn thử sức đầu tư nhưng hầu hết đều khá chật vật tìm đất sống. Tưởng rằng cảnh “sống mòn” của những chiếc máy bán hàng tự động sẽ tiếp tục diễn ra tại Việt Nam nhưng gần đây, với sự đầu tư bài bản và quy mô của một số doanh nghiệp, phương tiện mua bán này đang dần chiếm được lòng tin của một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ.
Theo tìm hiểu, một trong những công ty kinh doanh máy bán hàng tự động quy mô lớn tại Việt Nam đến nay là CTCP Đầu tư Hàng tiêu dùng Quốc tế (ICP., JSC), đơn vị sở hữu thương hiệu S&B (select and buy) - hạ tầng bán lẻ tự động.
Trong thời gian ngắn hình thành và phát triển hệ thống, S&B đã xây dựng được hạ tầng các điểm đặt máy ở các bệnh viện, trường học, khu công nghiệp trải rộng khắp Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, công ty hiện là đơn vị phân phối đa dạng những sản phẩm của ngành hàng tiêu dùng nhanh, có thương hiệu trên thị trường như Cocacola, Ajinomoto, Suntory Pepsi, Vinasoy, Tân Tân Group, …
Được biết, điểm nổi bật của những chiếc máy bán hàng tự động này là đều được nhập khẩu từ những nhà cung cấp uy tín của nước ngoài. Người mua không cần dùng tiền xu mà có thể thanh toán bằng thẻ hoặc tiền giấy. Hơn thế nữa, khác với những máy bán hàng tự động thông thường khác, hệ thống của S&B còn có khả năng trả tiền thừa (tại một số điểm bán có nhu cầu) giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình mua sắm.
Bạn Bùi Thúy Hường, một bạn sinh viên của trường Đại học Quốc tế TPHCM - nơi có điểm bán hàng tự động của S&B chia sẻ: “hệ thống bán lẻ tự động này thật sự rất tiện lợi, giá bán sản phẩm ngang bằng hoặc thậm chí còn thấp hơn siêu thị lớn và các cửa hàng tiện ích.”
“Mỏ vàng” chưa được khai thác
Khi nói về nguyên nhân thất bại, hầu hết các doanh nghiệp phát triển hệ thống này cho rằng thói quen của người tiêu dùng Việt rất khó thay đổi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bảo Quốc – Tổng giám đốc công ty lại có quan điểm khác.
Với kinh nghiệm triển khai dịch vụ tại gần 200 điểm bán trên cả nước, ông Quốc cho rằng người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là các đối tượng khách hàng trẻ cập nhật xu hướng trên thế giới rất nhanh. “Họ sẵn sàng trải nghiệm và sử dụng nếu dịch vụ thật sự chất lượng”, ông Quốc nói.
Theo CEO S&B, câu chuyện của hệ thống bán lẻ tự động khá tương đồng với giai đoạn đầu phát triển của máy ATM tại Việt Nam.
Quay lại thời điểm hơn 10 năm về trước khi những cây ATM đầu tiên xuất hiện, không nhiều người Việt mặn mà với việc rút tiền qua thẻ cũng như trải nghiệm các dịch vụ của thẻ ATM. Phần vì thói quen sử dụng tiền mặt đã “ăn sâu” vào người dân, phần vì cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên mức độ phủ sóng của các máy ATM còn thấp.
Tuy nhiên, theo đà phát triển của kinh tế, tốc độ tăng trưởng của thị trường ATM ngày càng cao với quy mô phát hành và sử dụng ngày càng lớn. Theo số liệu từ Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, đến hết quý II năm 2016, toàn thị trường có 106,03 triệu thẻ ngân hàng (gồm cả thẻ nội địa và quốc tế).
Máy bán hàng tự động có mặt tại nhiều khu công nghiệp lớn trên cả nước
Ông Quốc cho rằng giống như ATM, khi hạ tầng bán lẻ tự động đủ lớn, người dùng sẽ thay đổi thói quen và thị trường máy bán hàng tự động sẽ đem “vàng” về cho những công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn. “Quy mô thị trường có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2020”, người đứng đầu hệ thống bán lẻ tự động S&B nhận định.
"Chúng tôi đang mong chờ có thật nhiều các đơn vị trong và ngoài nước cùng triển khai hệ thống này để sức lan tỏa của hệ thống ngày một nhanh hơn, người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi dịch vụ hiện đại nhiều hơn."
Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp là tạo ra những giá trị tiện ích cao nhất cho người dân Việt Nam trong tiêu dùng hiện đại, S&B cho biết họ đang tiếp tục đầu tư và hoàn thiện công nghệ. Trong thời gian tới, khách hàng có thể thanh toán các giao dịch bằng smartphone, thậm chí là từ điện thoại thông thường. Bên cạnh đó, không chỉ bán đồ uống và các đồ ăn nhanh, công ty dự kiến sẽ bán nhiều mặt hàng khác như rau, củ quả, thực phẩm và fastfood.
Mục tiêu của S&B là đến năm 2020, hệ thống máy bán lẻ tự động của doanh nghiệp này sẽ cán mốc 10 nghìn điểm bán, trải dài tại các tỉnh thành của Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, hiện tại S&B đang được sự hỗ trợ tích cực của hơn 100 cổ đông cũng như sự phối hợp và hợp tác toàn diện cho việc tài trợ dự án của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đối với hệ thống bán lẻ tự động này.
Trao đổi với một Giám đốc chi nhánh của Ngân hàng SHB về hệ thống bán lẻ tự động S&B, ông nói rằng – “đối với CTCP Đầu tư Hàng tiêu dùng Quốc tế nói chung và đặc biệt về hệ thống bán lẻ S&B nói riêng luôn được ngân hàng ưu tiên hỗ trợ về các giải pháp tài chính tốt nhất, để đáp ứng sự phát triển không ngừng của hệ thống bán lẻ tự động S&B, đặc biệt ngân hàng SHB là một ngân hàng TMCP lớn, có hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch phủ hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam”.
Ngày 10/1/2017 mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Đầu tư Hàng tiêu dùng Quốc tế đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nước giải khát Cocacola Việt Nam về việc phát triển hạ tầng bán lẻ tự động.
Trí thức trẻ