Thanh niên mắc ung thư khi mới 26 tuổi: Ảnh chụp đại tràng khiến bác sĩ kinh ngạc
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ung thư khá phổ biến tại Việt Nam, chỉ đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót của căn bệnh này có thể lên tới 90%.
- 21-04-2022Ăn 4 loại thực phẩm khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột, tiêu hóa tốt, ngăn ngừa mắc ung thư hiệu quả
- 21-04-20226 loại ung thư đặc biệt thích "nhắm" vào nam giới: Quý ông không thể không để tâm, kẻo bị "đoạt mạng" bất thình lình
- 20-04-2022Có 4 loại thực phẩm tốt nhất không nên để qua đêm để tránh mắc ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác
Lối sống, cách ăn uống có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Ung thư đại trực tràng khi phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng 1/4 các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn.
Bác sĩ Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng là:
- Người có yếu tố tiền sử gia đình có người bị mắc ung thư đại trực tràng.
- Người có tiền sử hội chứng đa polyp đại trực tràng gia đình.
- Người có viêm loét đại trực tràng mãn tính.
- Người có chế độ ăn không cân đối: Ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, ăn nhiều muối, các phụ phẩm ướp muối.
- Người thừa cân béo phì, người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc, lười vận động.
Ăn nhiều thịt, mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Theo PGS Phương, cách đây vài năm, trung tâm có tiếp nhận một trường hợp mắc ung thư đại tràng mới 26 tuổi. Bệnh nhân chưa có gia đình và còn rất trẻ. Khi điều tra bệnh sử thì cách đó hơn chục năm, bố của bệnh nhân này cũng mất do ung thư đại tràng.
Bệnh nhân tới khám được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn muộn có di căn hạch, di căn gan đa ổ, di căn phúc mạc. Khi bác sĩ tiến hành nội soi đại tràng thì toàn bộ lòng đại tràng của bệnh nhân có hàng nghìn polyp lớn nhỏ dày đặc, có vị trí polyp ung thư hóa.
"Ung thư đại trực tràng thường gặp ở người trên 40 tuổi. Đối với những người trẻ mắc ung thư đại trực tràng thường có yếu tố gia đình và khi đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân 26 tuổi này đã được điều trị hoá chất, thuốc điều trị đích và bệnh nhân đã sống thêm được 25 tháng", bác sĩ Phương thông tin.
Triệu chứng mắc ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có khá nhiều triệu chứng giống viêm đại trực tràng nhưng cũng có một số dấu hiệu "chỉ điểm" có thể nhận ra được.
Ví dụ nếu khối u ở trực tràng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tức hậu môn, đau tức vùng bụng, đi ngoài phân nhầy có máu, đi ngoài nhiều lần/ngày, cảm giác mót rặn, cảm giác đi ngoài không hết phân, khuôn phân thay đổi nhỏ dẹt.
Nếu khối u ở vị trí cao hơn là vùng đại trực tràng, người bệnh có triệu chứng rối loạn tiêu hoá như táo bón, đi ngoài phân lỏng.
Theo bác sĩ Phương, với trường hợp bị rối loạn tiêu hoá thông thường thì người bệnh thường đi ngoài phân lỏng và sẽ hết sau một vài ngày. Còn rối loạn tiêu hoá do ung thư đại trực tràng sẽ kéo dài, ngày càng tăng lên, đi ngoài nhầy máu.
"Một số bệnh nhân ung thư đại trực tràng đi khám bệnh trong tình trạng mệt mỏi, thiếu máu. Trên thực tế đã có những bệnh nhân đi khám chuyên khoa huyết học để kiểm tra tình trạng thiếu máu, sau đó nội soi mới phát hiện ung thư", bác sĩ Phương nói.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể bị tắc ruột, bán tắc ruột (đau bụng theo cơn, bí trung đại tiện do không đi ngoài được). Một số người thậm chí có khối u vỡ gây viêm phúc mạc hoặc đã di căn xa như di căn gan, phổi…
Hiện nay, trong điều trị ung thư đại trực tràng, phẫu thuật là phương pháp cơ bản. Bên cạnh đó, tuỳ vào giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định có thể kết hợp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc điều trị đích, miễn dịch.
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể cắt bỏ khối u qua nội soi đại trực tràng.
Hóa trị cũng là phương pháp điều trị căn bệnh này, tức là dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là dùng tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể thực hiện sau mổ nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau mổ, giảm nguy cơ tái phát và di căn.
Bác sĩ Phương cho biết ung thư đại trực tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh.
- Hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, đồ chiên, nướng
- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ sẽ tốt cho đại trực tràng.
- Hạn chế các loại nước uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Bác sĩ Phương lưu ý người có bệnh lý đại trực tràng nên điều trị dứt điểm. Người trên 40 tuổi nên nội soi đại trực tràng để tầm soát ung thư, trong trường có polyp cần cắt sớm để tránh ung thư hoá.
Tổ Quốc
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần