Thặt chặt để chống Covid-19, chính quyền Hong Kong vô tình gặp thách thức này
Các chuyến bay vận chuyển hàng hóa bị đình chỉ khi nhà chức trách Hong Kong duy trì chính sách Zero Covid-19 tại thành phố này.
- 09-01-2022‘Cơn khát nước’ khiến Trung Quốc héo mòn đang trở thành nỗi khiếp sợ của toàn châu Á, trong đó có Việt Nam
- 08-01-2022Gen Z Trung Quốc: Thế hệ ôm những nỗi lo và nhiều đêm mất ngủ
- 08-01-2022Giật mình thức tỉnh sau một năm đại nạn, Trung Quốc liệu có theo vết xe đổ: Rút kinh nghiệm để đấy?
Người tiêu dùng Hong Kong đang phải đối mặt với tình trạng giá thực phẩm, trong đó bao gồm các sản phẩm từ sữa, trái cây và thịt, tăng đột biến sau khi cơ quan chức năng cho hủy nhiều chuyến bay nhằm bảo vệ trung tâm tài chính quốc tế này khỏi biến chủng Omicron.
Cathay Pacific, hãng hàng không lớn có trụ sở chính tại Hong Kong, tạm dừng khai thác các chuyến bay vận tải hàng hóa đường dài, trong khi đó, chính quyền thành phố ban hành lệnh cấm các chuyến bay tới từ 8 quốc gia khác nhau trên toàn cầu, trong đó có Mỹ, Anh, Canada và Australia, trong vòng 2 tuần. Một số hãng hàng không khác cũng đã dừng hoạt động nhiều chuyến bay trước những quy định phòng dịch khắt khe tới từ chính quyền thành phố.
Sự việc trên dẫn tới hệ quả là khả năng vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không giảm nghiêm trọng, buộc các công ty vận tải và nhập khẩu, vốn đang cung cấp nhiều loại thực phẩm cho người dân tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, phải đưa ra cảnh báo về đà tăng giá của các sản phẩm này.
“Hơn 30 chuyến bay chở hàng, với công suất chuyên chở lên tới 3.000 tấn hàng hóa, đã bị hủy. Chi phí vận tải được dự báo sẽ tăng từ 20% tới 30% và người tiêu dùng sẽ chính là nạn nhân”, theo Hiệp hội vận chuyển hàng hóa Hong Kong.
Hong Kong nhập khẩu phần lớn thực phẩm, dẫn đến giá bán lẻ tăng khi nguồn cung giảm vì các biện pháp phòng chống Covid-19. Ảnh: SCMP.
Trong khi những biện pháp mạnh tay này góp phần làm giảm số ca lây nhiễm và tử vong, nó cũng khiến cho trung tâm tài chính châu Á này trở nên bị cô lập. Ngay cả dịch vụ vận chuyển thư tín tới các quốc gia như Mỹ và Australia cũng phải tạm ngưng.Hong Kong vẫn đang theo đuổi chiến lược zero Covid khi áp dụng biện pháp phong tỏa biên giới chặt chẽ, bên cạnh đó là quy định cách ly bắt buộc 3 tuần đối với du khách tới từ hầu hết các quốc gia trên thế giới.
ParknShop, chuỗi siêu thị sở hữu bởi tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Lý Gia Thành, cho biết chi phí vận tải đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu thậm chí đã tăng gấp 3. Nguồn cung sữa chua, phô mai và hoa quả tươi bị ảnh hưởng nặng nề bởi những quy định phòng dịch khắt khe của chính quyền thành phố.
“Chúng tôi dự báo xu hướng tăng giá hàng hóa và chi phí sẽ tiếp tục trong quý I”, công ty cho biết. Hong Kong đã cho áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch mạnh tay kể từ cuối tháng 12 sau khi nhiều ca mắc Covid-19 mới được phát hiện là thành viên phi hành đoàn và vài người trong số đó thậm chí còn được miễn trừ cách ly.
Đội bay chuyên chở hàng hóa phải thực hiện cách ly 7 ngày tại khách sạn, trong khi thành viên các chuyến bay chở khách được yêu cầu phải cách ly tới 14 ngày.
Động thái cứng rắn từ chính quyền đã buộc Cathay phải dừng khai thác các chuyến bay chở hàng đường dài trong vòng 1 tuần tính tới ngày 7/1. Từ ngày 8/1, hãng hàng không này cho biết sẽ khai thác trở lại các chuyến bay chở hàng nhưng với công suất chỉ tương đương 20% so với thời điểm trước đại dịch.
Đối với Giovanni Bravo, chủ sở hữu Bravo Fine Foods, việc các chuyến bay bị hủy mang lại không ít phiền toái.
“Không có bất cứ sự đảm bảo chắc chắn nào rằng những chuyến bay chúng tôi mong đợi sẽ hạ cánh xuống Hong Kong”, Bravo, hiện đang nhập khẩu khoảng 5 tấn hoa quả mỗi tuần để cung cấp cho các nhà hàng, quán cafe và khách sạn địa phương, chia sẻ.
“Đôi khi, chúng tôi phải chở hàng hóa tới một số thành phố khác tại Bỉ và Đức chỉ để chúng có thể lên được máy bay… điều đó khiến cho chi phí tăng cao, và khả năng hoa quả bị hỏng cũng lớn hơn”.
Trong khi một vài loại thực phẩm vẫn thường được vận chuyển bằng đường bộ từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong vẫn phụ thuộc nhiều vào những sản phẩm nhập khẩu đắt đỏ, vì diện tích canh tác nông nghiệp tại đây rất hạn chế. Một lít sữa tại đây có giá lên tới 4,5 USD.
Hiệp hội vận tải hàng hóa cho biết nguồn cung thực phẩm từ Mỹ, châu Âu, Australia và New Zealand đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. ParknShop cho biết họ đang tìm kiếm các nguồn sản phẩm thay thế địa phương để giảm thiểu tác động đối với người tiêu dùng.
“Chi phí sẽ leo thang vì sẽ không còn nhiều các chuyến bay chở hàng nữa”, theo Bill Ip, tới từ công ty nhập khẩu thực phẩm Seafrigo. “Tôi có thể nói tình hình sẽ rất xấu”.
Theo FT
NĐH