Thật, giả cua Cà Mau: Làm cách nào để mua được cua ngon?
Thời điểm này, Cà Mau vào mùa cua. Cua Cà Mau, đặc biệt là cua Năm Căn, nức tiếng thơm, ngon được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, dân “ngoại đạo” rất dễ bị lừa, mua cua không phải Cà Mau. Báo Lao Động giới thiệu đến các bà nội trợ cách chọn cua Cà Mau từ mách nước của một người bản địa xứ cua này.
- 21-06-2019Bà nội trợ lại 'phát sốt' với cua pha lê vài triệu đồng/con
- 18-05-2019Ngã ngửa kho cua đồng đông lạnh: Ủ mưu mấy tháng, trúng đậm 1 ngày
- 01-02-2019Ảnh: Đặc sản cua Cà Mau tăng giá mạnh trước Tết
Cua Cà Mau được đăng ký thương hiệu độc quyền. Tuy nhiên, việc dán nhãn mác hàng hóa vào… mai cua vô cùng khó khăn. Chính vì vậy cua các nơi khác, thậm chí cua kém chất lượng cũng được rao bán cua Cà Mau khiến cho sản phẩm này bị “làm giả xuất xứ" vô tội vạ.
Khi chọn mua cua, các bạn nên lật ngược cua lên để xem (ảnh Nhật Hồ)
Để mua được cua Cà Mau (hoặc cua ngon), trước tiên người tiêu dùng đừng ham rẻ. Bởi hiện tại cua Cà Mau bán ký chứ không bán con. Tùy theo loại, nhưng thấp nhất từ 230.000 đồng/kg (thường 3-4 con), cao nhất 500.000 đồng/kg. Nơi nào bán đếm con tính tiền chắc chắn không phải cua Cà Mau.
Cua Cà Mau không bao giờ bán con mà chỉ bán theo ký, thấp nhất từ 230.000 đồng/kg (ảnh: Nhật Hồ)
Thứ hai khi chọn lựa, cần lật ngửa cua lên (dân địa phương gọi là mu cua) bấm vào hai bên yếm, nếu cứng là cua ngon, mềm là cua kém chất lượng.
Thứ ba, cua Cà Mau “chính hiệu” không bao giờ trói dây nhiều như các bạn vẫn thường phàn nàn "mua cua trả thêm tiền dây trói".
Thứ tư, cầm con cua lên cảm giác thấy nặng là cua Cà Mau chính hiệu, nếu nhẹ thì đừng chọn.
Thứ năm, cua Cà Mau chủ yếu sống dưới tán rừng đước nên hầu hết thân mình đen, nếu cua trắng trẻo, lanh lợi quá chắc chắc không phải của Cà Mau.
Cuối cùng, khi luộc lên, hoặc giết thịt, cua thịt nhiều, ăn thơm ngon đích thị là cua Cà Mau, còn ít thịt, nhiều nước chắc chắn không phải cua Cà Mau.
Luộc xong có mùi thơm, ngon do thịt nhiều (ảnh Nhật Hồ)
Lao động