Thay đổi ba thói quen này, cuộc sống êm ru, tiền đồ rộng mở
Lời nói không có trọng lượng, việc làm không có trọng tâm - đồng nghĩa, thành công ngày càng xa điểm đứng của bạn!
- 28-02-2019"Cần gì nhảy qua hàng rào 2 mét, tôi chỉ cần tìm được hàng rào 30 centimet và vượt qua nó mà thôi!": Suy nghĩ phải khác biệt mới vượt trội để thành công
- 28-02-2019Mỗi nỗi đau bạn trải qua hôm nay là sức mạnh ngày mai của bạn: Chừng nào còn kiên trì, bạn nhất định sẽ tới đích thành công
- 28-02-2019Nếu bạn đối xử với mọi người như kẻ thù, họ sẽ thành kẻ thù của bạn: Sống ở đời đừng bao giờ dùng miệng lưỡi tự hủy hoại bản thân, biến thành kẻ tiểu nhân bị xa lánh
Áp lực của cuộc sống khiến rất nhiều người dần mất đi niềm tin với mọi thứ xung quanh. Thất bại hết lần này đến lần khác khiến cho bản thân không còn được sống trong cái bình yên vốn có nữa. Chỉ cần cuộc sống có chút thay đổi nhỏ là chúng ta lại bắt đầu lo đông lo tây.
Thế nên, những chán nản thất vọng đã tích tụ trong người cứ thế mà bộc phát ra bên ngoài, hoặc vui hoặc buồn. Có lẽ bạn của trước kia không hề tự ti, nhưng trải qua vài lần đả kích, bạn bắt đầu cảm thấy tinh thần sa sút, uể oải với mọi thứ, không thoát ra khỏi những khó khăn ấy. Vậy muốn tiền đồ phía trước rộng mở bạn phải thay đổi ba thói quen này.
1. Ý tưởng rất nhiều nhưng không dám hành động
Một số người trong đầu luôn đầy ắp những ý tưởng, họ muốn biến cuộc sống nhạt nhẽo trở nên thú vị hơn, nhưng cuối cùng họ vẫn để những kế hoạch ấy chỉ là bản thảo trên giấy. Lý do là gì? Họ sợ thất bại, sợ làm không được tốt. Nó giống như một người muốn học bơi, chân chạm xuống nước rồi nhưng không dám nhảy xuống mà chỉ nhắm mắt đứng đó. Người như vậy không chết đuối thì cũng chỉ dám đứng nguyên một chỗ, như thế thì làm sao biết bơi đây?
Vậy nên, muốn làm cái gì thì phải quyết tâm. Cách thay đổi bản thân tốt nhất đó là hét to câu "Làm thì làm". Dù cho phía trước có bao điều không thể lường trước, nhưng chúng ta cần phải tiến bước và phấn đấu, bởi vì chỉ có hành động mới nhìn rõ con đường phía trước rốt cuộc ra sao.
2. Lời nói không có trọng lượng, việc làm không có trọng tâm
Câu nói "nhất ngôn cửu đỉnh", "lời hứa ngàn vàng" từ lâu đã không còn xa lạ gì nữa. Nếu ngay cả lời nói, việc làm của chính mình cũng không có trọng lượng, thì đó là lỗi tại bạn. Sự quyết đoán của một người thường thể hiện ở cách ăn nói và phong thái làm việc. Cho nên, khi tiếp xúc với người khác nhất định phải nắm rõ được mình đang nói gì và làm gì. Chỉ khi lời nói đủ trọng lượng thì vấn đề mới được giải quyết dễ dàng.
Tóm lại, trong quan hệ xã giao, bạn phải có nguyên tắc của riêng mình, đừng bao giờ để ngoại cảnh tác động đến suy nghĩ. Trong cuộc sống, khó khăn là vô cùng vô tận, bạn phải học được cách chấp nhận nó, từ đó bản thân ắt sẽ đủ dũng khí để đối mặt. Đến một lúc nào đấy, tự nhiên người ta sẽ nhìn bạn với một ánh mắt khác.
3. Không dám nói, sợ giao tiếp, thích nịnh bợ
Trong cuộc sống, ngoại trừ những người không muốn giao tiếp, còn có một nhóm người thực sự sợ giao tiếp, đặc biệt là khi gặp người lạ thì họ lại càng không biết mình nên nói những gì, trong lòng tự nhiên dâng lên nỗi sợ hãi. Bởi thế, những người ấy thường né tránh việc ngoại giao, không bao giờ cởi mở, tâm sự với người khác. Nhìn bên ngoài, họ giống như không thể mở miệng nói chuyện; nhưng thực ra trong lòng họ có rất nhiều điều muốn nói, chỉ là không biết diễn đạt như thế nào mà thôi. Nhiều khi, chỉ vì muốn người ta có ấn tượng tốt về mình, họ ra sức nịnh bợ. Làm vậy để làm gì kia chứ? Nó chỉ khiến mình đã mệt lại càng thêm mệt. Vậy nên, bạn đừng quá quan trọng mọi thứ, hãy giải phóng bản thân. Có như vậy, mỗi ngày của bạn mới trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
Trí Thức Trẻ