Thay vì lo điểm số, cha mẹ khôn ngoan giúp con làm tốt 6 điều này
Hình thức giáo dục mà chúng ta dành cho con cái quyết định kiểu người mà trẻ sẽ trở thành sau này.
- 31-05-2023Giáo viên lâu năm tiết lộ số phận bất ngờ của những học sinh từng học kém nhất lớp: Thành công không có thang đo như điểm số
- 30-04-2023Không phải điểm số, đây mới là 2 điều mẹ Nhật chú trọng dạy dỗ con mình
- 16-03-2023Liên tục mất ngủ, điểm số giảm sút, bị cô lập với bạn bè và chính bản thân: TikTok đang trở thành "cơn ác mộng" khiến tâm lý giới trẻ hao mòn?
Nhiều bậc cha mẹ thường sợ con mình thua ngay từ vạch xuất phát nên cho con học đủ thứ, mua đủ thứ cho bằng "con người ta". Họ chẳng bao giờ quan tâm con có cần hay có phù hợp. Cũng có những phụ huynh cả đời chỉ biết phục vụ con cái, chưa bao giờ thực sự sống cho bản thân mình. Đây là hai hiểu lầm rất phổ biến trong giáo dục gia đình.
Cha mẹ làm việc vất vả, nhưng những đứa trẻ mà họ nuôi dưỡng không biết cách biết ơn. Thay vào đó, chúng cảm thấy rằng cha mẹ kiểm soát quá nhiều và có quá ít không gian để tự do lựa chọn.
Vậy thế nào là giáo dục tốt, và cha mẹ nên yêu con như thế nào mới là khoa học?
1. Cha mẹ bình thường làm giúp con, cha mẹ khôn ngoan biết cách "sử dụng" trẻ
Một con dao sẽ cùn nếu không được mài sắc, một đứa trẻ sẽ trở nên lười biếng nếu không được "sử dụng". Cha mẹ không thông minh sẵn sàng làm bảo mẫu của con cái, làm mọi việc thay con. Những đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ trở thành những người vô trách nhiệm, khó thích nghi với xã hội. Cha mẹ đã gánh vác tất cả mọi thứ cho con cái khi chúng còn nhỏ, làm sao họ có thể mong đợi con mình sau này gánh vác cả thế giới?
Cha mẹ khôn sẽ khéo dùng con, con làm được thì đều ủng hộ; bất cứ việc gì con làm cho cha mẹ, dù chỉ mang đến một cốc nước, họ cũng vui vẻ nhận lấy và chân thành khen con. Nghe xong những lời vui vẻ, các em cảm thấy mình có ích, động lực giúp đỡ cha mẹ như được nhân lên gấp bội.
Trẻ được giao phó "trách nhiệm nặng nề" từ khi còn nhỏ, khi lớn lên thường có tinh thần trách nhiệm cao và có thể đảm đương được mọi việc.
2. Cha mẹ bình thường hay phủ nhận, cha mẹ khôn ngoan động viên con
Cha mẹ kén chọn luôn phủ nhận con cái, thích so sánh những thiếu sót của con mình với những ưu điểm của những đứa trẻ khác. "Hãy nhìn người khác" là câu thần chú của họ. Những đứa trẻ lớn lên trong sự phủ nhận rất dễ trở nên thù địch và từ bỏ chính mình.
Cha mẹ khoan dung luôn khẳng định con cái, họ có thể dễ dàng phát hiện ra sự tiến bộ của con từng chút một. Trẻ em sẽ tràn đầy tự tin và rất kiên nhẫn.
Cha mẹ nghiêm khắc không cho phép con mình mắc lỗi, họ đánh đập hoặc mắng mỏ. Điều này buộc đứa trẻ phải nói dối, vì vậy trẻ học cách trốn tránh trách nhiệm. Những đứa trẻ lớn lên với sự buộc tội sẽ dễ đổ lỗi cho người khác trong tương lai.
Cha mẹ thông thái hiểu rằng quá trình trưởng thành của bất kỳ đứa trẻ nào cũng là quá trình mắc sai lầm - biết sai - nhận lỗi - sửa sai. Không cho trẻ mắc lỗi là hại trẻ. Vì vậy, họ sẽ kiên nhẫn giúp trẻ nhận ra lỗi lầm của mình, để trẻ cảm nhận được hậu quả do hành động của mình gây ra và học cách chịu trách nhiệm.
3. Cha mẹ bình thường nuông chiều con, cha mẹ khôn ngoan dạy con chia sẻ
Một bà mẹ cho biết: "Khi con trai tôi học mẫu giáo, trong dịp văn nghệ, cô giáo đã cho mỗi đứa trẻ hai thanh sô cô la. Khi diễn xong, con trai tôi đứng dậy chạy ra phía sau đưa cho tôi một miếng và bảo: "Mẹ chia kẹo với con nhé".
"Cám ơn con!" Tôi há miệng ăn. Người mẹ bên cạnh ghen tị nói: "Nhìn chị thật hạnh phúc. Con trai tôi ăn cả bàn tiệc và thậm chí không thèm nhìn tôi". Tôi nói, đây không phải là việc dạy dỗ ngày một ngày hai, đó là một quá trình".
Sự hy sinh của cha mẹ cho con cái là rất cao cả và đáng trân trọng. Nhưng trên thực tế, các bậc cha mẹ cũng có cuộc đời, cần được ăn ngon, hưởng thụ song song với con cái. Nhiều bậc cha mẹ giành lấy hết phần thiệt thòi về mình và đẩy hết phần ngon về cho con cái, rồi gọi đó là hy sinh. Nhưng rất có thể, họ đang dạy hư con từ bé. Những đứa trẻ lớn lên trong sự hưởng thụ sẽ ích kỷ và thờ ơ, trong lòng không có cha mẹ và không có bạn bè xung quanh.
4. Cha mẹ bình thường nghi ngờ con, cha mẹ khôn ngoan tin con
Cha mẹ đa nghi luôn nhìn con cái với ánh mắt nghi ngờ, luôn coi trẻ là kẻ nói dối và luôn nhắc đến những nhược điểm của trẻ trước mặt mọi người. Dưới cái nhìn nghi ngờ, đứa trẻ sẽ chọn cách tiếp tục nói dối. Khi lớn lên, dễ trở thành một người thất hứa.
Cha mẹ thông minh luôn tin tưởng con cái. Họ thường dùng tầm nhìn "khám phá thế giới mới" để khám phá những điểm sáng ở trẻ. Từ đó, trẻ có thể cảm nhận được sức mạnh niềm tin, cố gắng thể hiện mặt tích cực của mình.
Những đứa trẻ lớn lên trong sự công nhận sẽ làm chủ mục tiêu của mình, yêu thương người khác và bản thân, biết quan tâm và trở nên xuất sắc. Cha mẹ tin vào con cái, và con cái sẽ tin vào chính mình. Niềm tin đánh thức những tiềm năng đang say ngủ.
5. Cha mẹ bình thường cho con làm gì cũng được, cha mẹ khôn ngoan dạy con có kỷ luật
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng yêu con là cho con cái điều chúng muốn, bất kể hợp lý hay không, trẻ muốn làm gì cũng được. Hậu quả là từ nhỏ các em đã vô kỷ luật, thậm chí còn vi phạm pháp luật, gây chuyện nguy hại. Các bậc cha mẹ khôn ngoan tin rằng con cái cần được quản lý, cần học các quy tắc và các thói quen cần được trau dồi.
Buông tay không có nghĩa là nuông chiều, quan tâm không có nghĩa là chiều chuộng, giúp trẻ hình thành thói quen ứng xử tốt ngay từ khi còn nhỏ chính là trách nhiệm đối với cuộc đời của trẻ.
6. Cha mẹ bình thường coi trọng kết quả, cha mẹ khôn ngoan đề cao quá trình
Sự giàu có lớn nhất trong cuộc sống là kinh nghiệm, điều rất quan trọng đối với trẻ em là trải nghiệm thành công và thất bại. Những bậc cha mẹ bình thường coi trọng kết quả và nói với con cái rằng nhất định phải thành công. Những đứa trẻ như vậy không thể chấp nhận khi không đạt được điều như ý.
Cha mẹ khôn ngoan coi trọng quá trình. Họ tin rằng khi con cái lớn lên, sớm muộn gì cũng sẽ rời xa gia đình và bước vào thế giới của riêng mình. Thay vì để chúng cảm thấy tức giận và bất lực khi đối mặt với thất bại sau này, tốt hơn hết là hãy cho con trải nghiệm thất bại và nỗi đau từ thời thơ ấu.
Khi con chạy nước rút 100 mét, cha mẹ khôn ngoan không quan tâm đến số lần chạy, mà quan tâm đến việc con ngã như thế nào, làm thế nào để rửa vết thương và băng bó khi đầu gối bị va đập đến chảy máu;
Khi con tham gia biểu diễn, điều cha mẹ thông thái chú ý không phải là con được vỗ tay bao nhiêu lần mà là con đã cố gắng hết sức và có còn vui vẻ sau khi bị loại hay không. Sự khôn ngoan của cha mẹ là dạy con bình tĩnh và luôn đối mặt với cuộc sống với thái độ lạc quan, tích cực.
Phụ nữ Việt Nam