The Diplomat: Covid-19 là phép thử cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN
Covid-19 đưa ra một thách thức chưa từng có tiền lệ đối với Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN.
- 12-04-2020Sản xuất khẩu trang vải là "giải pháp tình thế" hữu hiệu của DN dệt may
- 12-04-2020Chủ tịch VCCI: Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ là bảo vệ DN mà là bảo vệ cả nền kinh tế, đề xuất phát động chiến dịch cao điểm người Việt dùng hàng Việt trong 6 tháng
- 12-04-2020Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam sau năm 2020
- 11-04-2020Tổng công ty SCIC: Vốn hoá thị trường đạt 6,2 tỷ đô la
Khi đại dịch COVID-19 hoành hành, các biện pháp như đóng cửa biên giới và hạn chế đi chuyển được triển khai trên khắp Đông Nam Á và thế giới. Điều này đã tạo ra một khó khăn lớn đối với Chủ tịch ASEAN – Việt Nam.
Thông lệ truyền thống của ASEAN, thể hiện qua hơn 1.500 cuộc họp mặt trực tiếp trong lịch làm việc hàng năm - đã phải tạm dừng. Nhiều trong số các dự thảo của Việt Nam bị trì hoãn như các cuộc đàm phán giai đoạn cuối về thỏa thuận thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP), đánh giá về Hiến chương ASEAN, đánh giá giữa kỳ về Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025 (AEC Blueprint to 2025) và nền tảng cho tầm nhìn ASEAN sau năm 2025.
Mặc dù đang có các mối bận tâm với dịch Covid-19 trong nước và cho đến nay đã đạt được một số thành công nhất định, Việt Nam đang nỗ lực hết sức để giương cao lá cờ ASEAN.
Vào ngày 14/2, Việt Nam trong vai trò chủ tịch ASEAN đã ra "Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN" về ứng phó chung đối với sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Nhấn mạnh sự cấp bách của vấn đề và cam kết chung tay đương đầu với đại dịch cùng khối ASEAN. Tuyên bố liệt kê các biện pháp mà nếu được thực thi có thể bổ sung, hỗ trợ cho các quốc gia thành viên giúp các quốc gia đối phó kịp thời với dịch bệnh. Những điều này bao gồm chia sẻ thông tin về phát hiện và điều trị Covid-19, các biện pháp và tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe tại biên giới, các điểm nhập cảnh, và hỗ trợ lãnh sự cho các công dân ASEAN trong các tình huống cần thiết.
Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu dịch tễ học và sự đánh giá không đầy đủ về quy mô của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn đầu của một số quốc gia thành viên, cùng với sự lan truyền nhanh chóng của Covid-19, đã khiến các nước trong khu vực gặp khó khăn khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch trong thời gian gần đây. Như vậy, việc thực hiện nhất quán các phản ứng của ASEAN đối với dịch bệnh vẫn còn khó khăn.
Các cuộc tham vấn nội bộ ASEAN đã được đẩy mạnh diễn ra trong hai tuần qua. Việt Nam đã kích hoạt tất cả các kênh trực tuyến để thảo luận trong ASEAN diễn ra liên tục, ổn định. Ngoài các cuộc họp giao ban thường xuyên trong ngành y tế của các nước ASEAN, một nhóm làm việc chung giữa các nước với sự tham gia của các quan chức cấp cao về y tế, đối ngoại, thông tin, quốc phòng, xuất nhập cảnh và giao thông, được thành lập nhằm phát triển một phản ứng toàn diện trong khu vực để đối phó với đại dịch.
Tại cuộc họp ngày 31/3, nhóm này đã thảo luận một số biện pháp thiết thực để đảm bảo trao đổi thông tin và chính sách giữa các quốc gia thành viên. Trong các biện pháp đó bao gồm tăng cường năng lực ứng phó của ASEAN với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, thiết lập các kho dự trữ y tế trong khu vực và phát triển quỹ hỗ trợ đại dịch ASEAN. Bộ Quốc phòng của các nước thành viên ASEAN với nhiều kinh nghiệm được tích lũy trong hợp tác ứng phó thảm họa cũng đã tham gia.
Các Bộ trưởng Bộ quốc phòng các nước ASEAN vào ngày 19/2 đã ban hành một tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh. Dựa trên sáng kiến của Việt Nam, tuyên bố chung cho biết các bộ trưởng xem xét việc tổ chức diễn tập xử lý tình huống trong khuôn khổ Trung tâm Quân y ASEAN tại Bangkok và tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của quân đội ASEAN, đặc biệt là thiết lập các trại kiểm dịch quân sự và bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân COVID-19.
Phải thừa nhận rằng các sáng kiến này sẽ ngay lập tức giảm bớt áp lực cho các nước thành viên ASEAN trong việc hạn chế cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra. Với các vấn đề khẩn cấp, việc giúp đỡ vẫn theo trình tự vì các quốc gia phải đặt lợi ích của công dân của họ lên hàng đầu trong khi nguồn lực y tế đang thiếu hụt trầm trọng. Nhưng những gì ASEAN đang làm đáng được khuyến khích, vì điều đó giúp khu vực chuẩn bị ứng phó tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai.
Nhìn chung hợp tác ASEAN rất quan trọng giúp phục hồi nền kinh tế khu vực sau giai đoạn một loạt các hoạt động kinh tế bị gián đoạn do COVID-19. Đặc biệt là trong các vấn đề chuỗi cung ứng. Là một nền kinh tế mở, sẽ rất có lợi cho Việt Nam khi thúc đẩy ASEAN tái lưu thông hàng hóa, dịch vụ và công dân giữa các nước giúp phục hồi mạnh mẽ các nền kinh tế sau đại dịch.
Việt Nam cũng đã tổ một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và với các đối tác Plus Three (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) thông qua hội nghị trực tuyến. ASEAN có thể đạt được nhiều lợi ích từ sự hợp tác chặt chẽ với ba quốc gia này. Do các quốc gia này đã tích lũy một lượng lớn dữ liệu dịch tễ học và thực hiện tốt trong việc ngăn chặn lây nhiễm virus. Hơn nữa, họ có cơ sở tài nguyên y tế lớn, đặc biệt là bộ xét nghiệm COVID-19 của Hàn Quốc và khả năng sản xuất thiết bị y tế của Trung Quốc.
Việt Nam đã tích cực tham gia ngoại giao đa phương với tư cách quốc gia và với tư cách là Chủ tịch ASEAN, để đưa thông báo, hỗ trợ cho các quốc gia khác và thực hiện nhiều nỗ lực của ASEAN để chống lại căn bệnh này.
Để đạt được hiệu quả này, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia các cuộc điện đàm với các đối tác Trung Quốc và Hàn Quốc. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh cũng đã nói chuyện với người đồng cấp Nhật Bản và tham gia Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ASEAN-EU vào ngày 20/03.
Việt Nam cũng đã tham gia 3 cuộc điện đàm ở cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand. Trong các cam kết này, thông điệp chính là giữ cho tinh thần và truyền thống hợp tác quốc tế tồn tại tốt đẹp, đặc biệt là trao đổi thông tin về đại dịch, hỗ trợ lẫn nhau cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm xuất nhập cảnh và giảm thiểu sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, sau khi đại dịch đã lắng xuống mối quan tâm hàng đầu trong mọi chương trình nghị sự của quốc gia là sự phục hồi lại nền kinh tế, thì những nỗ lực của Việt Nam nhằm duy trì sự thống nhất ASEAN và cân bằng ngoại giao giữa các quốc gia lớn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam được Hiến chương ASEAN ủy nhiệm để đảm bảo đáp ứng hiệu quả và kịp thời cho các vấn đề cấp bách hoặc tình hình khủng hoảng chung trong khu vực. Bản chất của nhiệm vụ này được nắm bắt tốt trong Chủ đề năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam là một "ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng" và đây là thời điểm để đưa những cam kết đó thành hành động.
Việt Nam cũng đang cố gắng thể hiện vai trò đứng đầu bằng cách hỗ trợ vật tư y tế cho Lào và Campuchia, cũng như các bộ dụng cụ xét nghiệm cho Indonesia.
Có cơ sở nông nghiệp mạnh - đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo - cũng là một lợi thế cho quốc gia trong bối cảnh gia tăng mối lo ngại về an ninh lương thực thực phẩm bởi sự gián đoạn của dịch Covid-19. Với ý thức mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm khu vực, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thực hiện vai trò lãnh đạo và ngoại giao tốt nhất trong năm 2020.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19