The Economist: Lệnh hạn chế ra khỏi nhà có làm dân số bùng nổ hậu đại dịch Covid-19?
Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky yêu cầu cách ly xã hội nhưng không quên kêu gọi đồng bào mình tận dụng thời gian cách ly này để tăng dân số.
- 06-04-2020Báo Nhật: Cú sốc thứ 3 từ Covid-19 có nguy cơ đảo ngược tiến trình kinh tế của châu Á
- 06-04-2020Với 2 cú sốc từ Nghị định 100 và Covid-19, chuyên gia chia sẻ gì về cắt giảm chi phí và "cộng sinh để tồn tại" trong ngành F&B?
Hàng tỷ người trên khắp thế giới đang cách ly xã hội, nỗ lực làm chậm sự lây lan của Covid-19. Dù vẫn đau đáu về sinh kế, nguy cơ bị sa thải... nhiều cặp vợ chồng vẫn phải cùng nhau cách ly ở nhà, họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, trong một lần xuất hiện trên truyền hình vào tháng trước, cũng giống như hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới khác, ông đã yêu cầu công dân của mình ở nhà. Nhưng sau đó, ông không quên kêu gọi đồng bào mình tận dụng thời gian cách ly này để tăng dân số, bằng cách sinh thêm em bé.
Ảnh: Times
Điều này không hề nực cười. Các dự đoán về việc gia tăng dân số sau thảm họa, dịch bệnh, chiến tranh... là hoàn toàn có cơ sở. Đặc biệt là khi người dân được lệnh cách ly hoặc trú ẩn tại chỗ.
Các sự kiện thời tiết cực đoan là một ví dụ điển hình: bùng nổ dân số đã được dự đoán sau cơn bão Sandy (2013), bão tuyết ở bang New York (2015) và bão Harvey, Irma và Maria (2017). Một bài báo xuất bản năm 2008 cho thấy các thảm họa thực sự có tương quan với tỷ lệ sinh tăng của 9 tháng sau đó.
Đối với một số thảm họa khác, như nạn đói, động đất và sóng thần, thì tỷ lệ sinh có xu hướng giảm ở thời điểm 9 tháng sau đó, nhưng sẽ bùng nổ trở lại ngay lập tức. Dữ liệu được biên soạn bởi Lyman Stone, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Gia đình, một nhà tư tưởng bảo thủ, cho rằng dịch bệnh cũng sẽ tạo ra một mô hình tương tự. Tức là dân số vẫn bùng nổ, nhưng có độ trễ.
Sự bùng phát SARS năm 2002-2003 đã khiến số ca sinh ở Hong Kong giảm trong thời điểm 9 tháng sau dịch, nhưng lại gia tăng mạnh trong 2 năm sau. Dịch Ebola năm 2016 cũng chứng kiến sự gia tăng sinh đẻ ở những người Tây Phi - vào khoảng 18 tháng sau đại dịch kết thúc.
Tỷ lệ sinh sau Covid-19 có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, và nhiều yếu tố khó dự đoán. Số lượng nhiễm trùng và tử vong cao hơn dự kiến sẽ làm giảm tỷ lệ sinh sau hơn 9 tháng sau đại dịch; nếu ít người mắc bệnh, tỷ lệ sinh cũng sẽ giảm nhẹ hơn.
Nhưng có những biến số khác cần phải quan tâm. Đúng là việc các cặp vợ chồng ở nhà nhiều hơn, có thể đẩy tỷ lệ sinh tăng lên trong năm tới. Nhưng nỗi lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ khiến họ không muốn có con trong tương lai gần.
Các nhà sản xuất bao cao su báo cáo doanh số bán hàng đang tăng đột biến. Vì vậy, cho dù các cặp vợ chồng bị cô lập cùng nhau, có lẽ dân số cũng chưa chắc sẽ bùng nổ.
The Economist
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19