MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt

31-12-2020 - 11:32 AM | Sống

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt

Những thế hệ khác nhau kể về câu chuyện khác nhau, chỉ giống nhau duy nhất một điểm là... đều đã vượt qua năm 2020.

Sài Gòn những ngày cuối năm vội vã, ai cũng chọn cho mình một công việc để được tất bật ngược xuôi hưởng thụ cái không khí mà không một ai nghỉ ngơi này. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2020, cách đây tròn một năm chúng ta từng mong đợi những điều tốt đẹp nhất và dù chẳng được như ước muốn nhưng hãy biết rằng chúng ta đã cố gắng hết mình, vì những điều tốt đẹp mà chúng ta tin là nó sẽ đến.

Không khó để tìm gặp những nhân vật mà chúng tôi đã từng gặp mặt và trò chuyện. Câu chuyện có khi sẽ ngắn hơn những lần gặp gỡ trước thế nhưng mà nó lại mang ý nghĩa nhiều, nhất là trong một dịp đặc biệt như ngày 31/12.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 1.

“Nếu đã từng khốn khó thì cần chuẩn bị tinh thần đón những thứ rực rỡ hơn”

Chú Nguyễn Thế Minh hay còn được biết đến với nghệ danh là nghệ sĩ Hoài Minh Phương - người nghệ sĩ vẽ bảng hiệu bằng tay hiếm hoi còn lại ở Sài Gòn. Trong căn nhà nhỏ rộng chưa đến 30 mét vuông nằm sâu trong đường An Dương Vương (quận Bình Tân), chú Phương vẫn ngồi chỗ ngồi ấy đã hơn 30 năm nay.

Và có lẽ rất dễ để nhận ra chú Phương đã yếu đi nhiều. Trong cái phong thái từng rất nghệ sĩ ấy có lẽ đã vài ba lần ẩn dụ về một giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 2.
Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 3.

Từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày, chú kể chỉ có thể vẽ được chưa đầy 1 bảng - đó là đơn hàng của cả tháng vì “Dịch có ai mở quán đâu”. Những lọ màu và chai lọ vươn lại khắp sàn nhưng đâu đó vẫn rất tinh tế. Cặm cụi tô màu từng nét chữ, chú Phương phân trần: “Năm qua chú làm chậm hơn những năm trước do dịch bệnh tràn lan. Mà ngộ, dù có mổ mắt rồi mà mắt vẫn còn kém lắm, làm mãi cũng chẳng xong nổi 1 cái bảng. Định bụng truyền nghề cho các con nhưng không có đứa nào thích, không muốn bỏ nên chú cứ vậy mà tiếp tục làm nghề. Bỏ sao được mà bỏ, hơn 30 năm qua cũng cái nghề này nuôi sống mình mà”.

Chúng tôi chia sẻ điều này vì hơn ai hết chúng tôi hiểu cả chú và các con của chú, họ đều đã ngoài 30, có bên cạnh mình một gia đình nhỏ. Nếu nói thích vẽ bảng hiệu thôi thì chưa đủ mà nhất định cái nghề ấy nó còn cần phải đáp ứng được rất nhiều từ đời sống vật chất đến tinh thần.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 4.

“Bởi chú mới nói với bây, chú thấy đám trẻ tụi bây háo hức, mong ngóng được thành công lắm nhưng cái gì cũng có một thời. Có lúc khó khăn đến bần hàn rồi cũng sẽ có lúc huy hoàng đến chói mắt”. 

Tôi nhớ năm 2018, thời hoàng kim của nghề vẽ biển hiệu theo phong cách hoài niệm, ai cũng tìm đến gặp chú Phương để… xin chữ của chú. Xin chú một nét vẽ, xin chú một sự hoài niệm và xin chú những cái chất thơ ca đầy nghệ sĩ. Người ta tán dương có, ca tụng có và rồi bây giờ nó cũng chìm vào quên lãng nhất là khi dịch Covid-19 ở Sài Gòn bùng phát.

“Chú thấy nếu đã chịu nhiều sự rủi ro thì cần phải chuẩn bị tinh thần đón những thứ tốt đẹp hơn”. 

Người ta bỏ thời gian để lấy tiền rồi này dùng tiền mua lại thời gian

Hơn 10 năm làm lao động phổ thông, vợ chồng Nguyễn Hằng Ni (1983, Cà Mau) không biết nhiều về công nghệ, những gì xảy ra xung quanh chỉ có thể dựa vào chiếc ti vi nhỏ trong nhà, nhưng với vợ chồng chị luôn tồn tại một nỗi sợ vô hình về những gì xảy ra ở năm cũ, về đại dịch bệnh toàn cầu mang tên Covid-19. 

Nhắc về câu chuyện mà vợ chồng chị Hằng Ni nhớ nhất trong năm 2020 thì chắc có lẽ là câu chuyện về đứa con trai đạp xe đạp hơn 400km hơn 5 ngày từ Cà Mau lên Sài Gòn thăm ba mẹ.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 5.

Câu chuyện về cậu bé đạp 400km từ Cà Mau lên Sài Gòn khiến nhiều người ấn tượng.

Gia đình chị Ni là một trong những đại diện điển hình cho các cuộc di dân diễn ra trong âm thành rời khỏi mảnh đất quê nhà khốn khó lên Sài Gòn mưu sinh và mang trong mình ước mơ đổi vận.

“Dịch nhà máy sắp cho ngày làm ngày nghỉ xen kẽ, lương cũng giảm so với trước, chị phải chi tiêu chắt mót từng thứ một. Làm có tiền hai vợ chồng gói ghém gửi về quê cho mẹ chồng ở quê đang nuôi thay con mình”, chị Ni kể.

Niềm tin mãnh liệt của những người lao động phổ thông nói chung đều xuất phát từ câu tục ngữ được ông bà xưa truyền lại: “Không ai khó ba đời”. Ước mơ vượt khó của vợ chồng chị Ni năm nay coi như “xí xóa”. Nhưng một bài học mà cả hai nhận được quý giá hơn những vật chất trong mong đợi nhiều.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 6.

“Thấy con nhớ cha mẹ mà làm liều vậy chị nghĩ cũng tội. Tính đi tính lại từ sau khi con trai đạp xe đạp đi lên Sài Gòn thăm mình mới biết mình xa nhà đã 10 năm, từ ngày con còn đỏ hỏn trên tay phải giao lại cho ông bà nuôi để đi làm ăn, chắc chị sẽ sắp xếp cho con lên Sài Gòn học gần cha mẹ để con được dạy dỗ và chăm sóc tận tình hơn. Chị thấy có lỗi với con rất nhiều vì không có thời gian bên con”. 

Những lời tâm sự của chị Ni cũng chính là một sự cảnh tỉnh. Đặc biệt, đối với những bậc phụ huynh bị cuốn vào vòng xoay công việc. Thật ra, con cái chính là tương lại, là mầm non sau này nên ngoài việc được giáo dục ở trường thì nền giáo dục từ gia đình chính là một món quà chất lượng nhất mà người làm ba, làm mẹ tặng các con mình trong hành trang trưởng thành.

Năm 2020 là năm để ước mơ “tập đi”

Câu chuyện về quán cà phê nằm giữa trung tâm Sài Gòn với quy định gắt gao, khi đến phải đặt lịch trước 1 tháng khiến không ít người tò mò. Và có lẽ người ta sẽ bất ngờ hơn khi biết được rằng chủ quán cà phê này là một chàng trai sinh năm 1997 tên Lê Quốc Hải.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 7.
Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 8.

Sinh năm 1997 nhưng Hải đang là chủ của một quán cà phê nằm ở giữa quận 1, TP.HCM.

Quán cà phê như một cõi riêng của những người hướng nội là do Hải tự tay thiết kế, lên phương án và tính toán kỹ đến từng centimet. Vì là quán cà phê ở trong chung cư cũ giữa trung tâm Sài Gòn, không được phép sửa chữa cấu trúc nhiều nên những gì Hải có thể làm là thử nghiệm.

“Hải thử hết mọi thứ, lên hết mọi ý tưởng, từng gục cạch, từng centimet trong quán đều mang chất xám của mình. Mình phải thử để biết có làm được hay không, nếu sai thì làm lại, cứ làm lại và làm lại cho đến khi mình vừa lòng nhất. Dịch bệnh cũng là khoảng thời gian dài cho mình trải nghiệm và cũng là thử thách lớn nhất mà mình từng đối mặt. Hải cũng lo là mình còn quá trẻ lại gặp kỳ dịch bệnh, biến động lớn thế này nhưng may mắn cuối cùng vẫn làm được và đến nay quán đã mang đến một ý nghĩa nhất định với mình”. 

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 9.

Theo anh chàng 9x, năm 2020 như là năm để ước mơ của mình “tập đi”.

"Thử rồi thay đổi, cái này không hợp thì mình chọn cái kia. Mình tuân thủ tất cả mọi quy định của nhà nước về việc cách ly, nhớ nhất là sau khi nới lỏng cách ly mình còn phải đối mặt với hàng loạt giấy tờ, căng thẳng nhưng mình học được nhiều, quan trọng nhất là sự thích nghi”. 

"TỚI ĐI 2021"

"Không cần phải đề tên bố, gọi "bố" là tau biết bọn trẻ lại đến thăm rồi", câu nói dõng dạc của ông cụ làm nghề dán điện thoại lọt tỏm một góc chưa đầy 2 mét vuông trên đường Nguyễn Trãi sầm uất nhất quận 5.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 10.
Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 11.

Ông cụ dán điện thoại trong căn nhà chưa đầy 2 mét vuông đã mở cửa suốt mùa dịch.

"May cái kinh doanh thứ ai cũng cần và ai cũng muốn có thêm nhiều, bán rẻ hơn coi vầy mà ngon", ông cụ háo hức nói. Làm nghề dán điện thoải ở đây đã hơn chục năm có lẻ, ông cụ có nhiều mối vô số kể, những bạn sinh viên bán hàng online chen chúc nhau mỗi tối cuối tuần lựa những chiếc ốp "ngon lành" và đời mới nhất về bán.

Thế hệ khác nhau kể những câu chuyện khác nhau về năm 2020 sắp qua: Có lúc khó khăn đến bần hàn nên mong 2021 huy hoàng đến chói mắt  - Ảnh 12.

2020 coi bộ không phải là một năm "làm khó" ông cụ, kể cả khi ông không giao hàng thì vẫn có mối quen gọi điện đặt hàng rồi ghé lấy. Ở quận 5 này cái gì khó chắc chứ tôi dám chắc rằng ông cụ là người bán ốp điện thoại rẻ mà chất lượng nhất.

"Ngày xưa ông bỏ từ giã cái nghề làm bánh mì, giờ thấy những bạn hàng cùng trang lứa thành doanh nhân có vài chục cửa hàng ở Sài Gòn nhưng ông cũng không ham mấy. Cực mà khốc liệt lắm. Ông làm nghề này vậy mà vui, tối tối có mấy ông bạn già đi bộ ngang ghé hỏi thăm, có mấy đứa nó ghé ủng hộ ông suốt", ông cụ nói trong sự tự hào.

Theo Bảo Trân

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên