MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế hệ trẻ 'đen đủi' ở Nam Âu: Chứng kiến khủng hoảng tài chính toàn cầu khi tốt nghiệp, chịu đựng khủng hoảng eurozone lúc lập nghiệp, đối diện với Covid-19 khi trung tuổi

22-04-2020 - 11:24 AM | Tài chính quốc tế

Chứng kiến 2 cuộc khủng hoảng lớn khi mới lập nghiệp, nhưng thế hệ Y ở Nam Âu hiện đang nhận thấy mình chuẩn bị bước vào một cuộc khủng hoảng khác.

2020 đáng lẽ ra là một năm tốt đẹp đối với những người châu Âu sinh vào năm 1985. Elisa Zugno là một copywriter 35 tuổi, sống tại Milan. Vào cuối thập nhiên những năm 1990 và đầu những năm 2000, những người như Zugno đã được hưởng lợi từ những "cơn gió thuận" của khu vực. Ở thời gian đó, nền kinh tế tiếp tục đà phát triển, giáo dục đại học mở cửa chào đón, nhiều hình thức phân biệt đối xử được kiểm soát bởi pháp luật, cuộc sống trở nên thuận lợi hơn.

Sau đó, vào năm 2008, ngay khi Zugno tốt nghiệp đại học, lịch sử lặp lại khi họ phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vài năm đầu tiên trong sự nghiệp của chị là thời điểm các công ty đã "quá quen" với việc tuyển dụng thế hệ Y được hưởng sự giáo dục toàn diện. Thay vì trọng dụng những "kẻ chiến thắng" của xu hướng toàn cầu hoá – những ứng viên nắm giữ nhiều tấm bằng, thì Zugno và những người cùng tuổi lại bắt đầu làm việc với kỳ thực tập không lương và một công việc với mức lương thấp. 

Chưa hồi phục sau khủng hoảng tài chính, châu Âu lại rơi vào khủng hoảng khu vực đồng euro, tạo ra những tổn thất mới đối với thế hệ trẻ. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tại Ý, ở giữa thập kỷ trước, cứ 10 người trẻ lại có 4 người không có việc làm. Trong khi đó, một nửa người lao động trẻ ở Tây Ban rơi vào tình trạng thất nghiệp. Khi đó, Zugno khi 31 tuổi đã được ký hợp đồng vô thời hạn đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Vài năm sau, khi đã đứng vững, thì thế hệ của chị lại nhận thấy mình đang chuẩn bị bước vào một cuộc khủng hoảng khác.

Sau "tàn dư" của cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà phân tích đã nhanh chóng chia thế hệ Y thành hai phần kẻ thắng – người thua trong xu hướng toàn cầu hoá. Nhóm thứ nhất là những người được hưởng nền giáo dục toàn diện, tương lai rộng mở, có kỹ năng ngôn ngữ - yếu tố được cho là phát triển mạnh khi trật tự mới diễn ra. Nhóm sau là những người không may mắn như vậy, họ mắc kẹt trong những công việc được tạo ra bởi sự thay đổi.

Nhóm thứ 3, bao gồm cả những người trẻ ở miền nam châu Âu, đó là những người giành chiến thắng kiểu pyrrhic (thắng lợi gây ra những tổn thất khủng khiếp ở phe chiến thắng mà tương đương với thất bại). Những người này đáp ứng được cả yêu cầu để "lọt" vào nhóm người chiến thắng, họ có đầy đủ kiến thức và cả phương tiện – thậm chí nếu đòi hỏi có hộ chiếu châu Âu. Tuy nhiên, do những cú sốc kinh tế lặp lại, họ đã không thể gặt hái những lợi ích như mong đợi.

Hiện tại, tất cả các thế hệ đang chật vật vượt qua một cuộc khủng hoảng. Nhưng hậu quả vẫn kéo dài hơn đối với giới trẻ, khi sự khó khăn có xu hướng diễn ra trong thời gian dài: mức lương thấp ở hiện tại có thể dẫn đến việc không được tăng lương sau này, thậm chí cả lương hưu cũng có xu hướng tương tự. 

Đối với những thế hệ lớn tuổi hơn, một cuộc suy thoái chỉ là "ổ gà" giữa đường, hầu hết có thể lái xe đi qua mà không bị nổ lốp. Tuy nhiên, với những người trẻ ở miền nam châu Âu thì đó sẽ là một hố sâu khổng lồ mà họ khó thoát ra được. Tỷ lệ thất nghiệp đối với độ tuổi thanh niên ở Italy và Tây Ban Nha hiện đã ở dưới mức đỉnh, nhưng vẫn là khoảng 30% kể cả trước khi Covid-19 bùng phát ở châu Âu. Ở cuộc khủng hoảng này, đối với nhiều người, mọi thứ thậm chí bắt đầu trở nên tồi tệ hơn so với lần trước.

Theo Christian Welzelđến từ Đại học Lüneburg (Đức), người trẻ trưởng thành trong một cuộc khủng hoảng sẽ tạo ra hậu quả chính trị về lâu dài, khi giá trị con người thường được "kết tinh" vào những năm ở tuổi 20. Khi nhu cầu cơ bản thường được tạo điều kiện bởi một nền kinh tế đang phát triển, thì các cử tri có thể tập trung vào những vấn đề "hậu vật chất" (post-material) – một từ để chỉ các chủ đề như bình đẳng, chủ nghĩa môi trường và tự do ngôn luận. Thay vào đó, thế hệ Y ở miền nam châu Âu đã nhận thấy mình không còn ở vị trí ưu tiên. Trong hoàn cảnh như vậy, thì các vấn đề cơ bản về kinh tế trở nên phức tạp hơn so với chính trị.

Trải qua 2 cuộc khủng hoảng lớn ở giai đoạn phát triển của cuộc đời, thì thế hệ này cần được quan tâm nhiều hơn. Trong thời gian qua, nhiều trong số người thuộc thế hệ Y tại Nam Âu đã lựa chọn cách di cư, trong khi Anh – một điểm đến phổ biến khi cuộc khủng hoảng trước diễn ra, lại đang có ý định giảm khối lượng người nhập cư. Trong khi đó, sự căng thẳng trong tâm lý của nhóm này lại không hề dễ dàng để giải toả, khiến họ trở nên thờ ơ. Zugno chia sẻ: "Khoảng 80% chỉ có thể phàn nàn và chán nản, 20% còn lại thì cố gắng trở nên lạc quan hơn."

Dẫu vậy, sự chán chường dồn nén từ cuộc khủng hoảng trước đó không hề giảm bớt. Khoảng 2/3 thế hệ Y Tây Ban Nha cho biết họ không hài lòng với nền dân chủ ở nước mình, điều này đã tạo sự thuận lợi cho các đảng dân tuý. Theo Ignacio Jurado – một học giả tại Đại học Carlos III, họ đang quan tâm nhiều hơn đến chính trị nhưng đặt ít ký vọng hơn, họ ít tin tưởng vào chính phủ hơn và cảm thấy bất mãn hơn. 

Tham khảo Economist 

Thế hệ trẻ đen đủi ở Nam Âu: Chứng kiến khủng hoảng tài chính toàn cầu khi tốt nghiệp, chịu đựng khủng hoảng eurozone lúc lập nghiệp, đối diện với Covid-19 khi trung tuổi - Ảnh 3.

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên