The Moneyverse - Unitour 03: Mang tài chính “bỏ vào túi” người trẻ
Với mục tiêu để người trẻ thêm hiểu và gia tăng tự chủ tài chính, chuỗi chương trình The Moneyverse đã lựa chọn Học viện Ngoại giao Việt Nam làm điểm dừng chân tiếp theo.
- 29-09-2023Nữ tỷ phú vượng lên trông thấy sau khi ly hôn: Tài sản sắp tăng gấp đôi, dự án kinh doanh mới phát triển như vũ bão
- 27-09-2023Muốn nghỉ hưu sớm ở tuổi 30, chưa đầy 10 năm, tôi hối hận vì trở thành "nạn nhân" chạy theo trào lưu
- 26-09-2023Trung Quốc huy động 3 triệu người mang "bảo vật" đến chôn giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới, sau 30 năm, quay lại nhìn cảnh tượng mà khó tin
Sau Đại học FPT Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam đã trở thành điểm đến tiếp theo được The Moneyverse lựa chọn. Đại diện cho khối trường Xã hội, nơi các kiến thức kinh tế - tài chính không quá phổ cập, mục tiêu The Moneyverse đặt ra cho chương trình là gần gũi hóa, truyền tải thông điệp: Kinh tế-tài chính là câu chuyện không hề xa xôi mà rất thực tế.
Tài chính - chuyện túi tiền thiết thân của mọi người
Unitour 03 có tên gọi MultiDAVerse, lấy cảm hứng từ khái niệm Multiverse - Đa vũ trụ và tên Học viện Ngoại giao (Diplomatic Academy of Vietnam). Là một ngôi trường mang nhiều tính chất đặc thù, Học viện Ngoại giao thường được coi là nơi đào tạo ra những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực đối ngoại nước nhà, Tuy nhiên, với số lượng tuyển sinh đầu vào năm 2023 lên tới 7000, tỉ lệ sinh viên Ngoại giao làm trái ngành được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Trong bối cảnh ấy, Unitour 03: Money hunter khuyến khích phát huy nhiều phẩm chất sẵn có ở sinh viên Ngoại giao, đồng thời cung cấp cho các bạn những thông tin thiết thực về chủ đề tài chính và tài chính cá nhân - những yếu tố cơ bản trên con đường tự do và tự chủ tài chính.
Bắt đầu chương trình, các sinh viên được khởi động với một bộ câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh chủ đề tài chính cá nhân và kinh tế đối ngoại - những chủ đề có liên quan mật thiết đến đời sống người trẻ nói riêng và sinh viên Học viện nói chung như giá trị của GDP, FDI hay các điều nên biết khi mới tham gia thị trường lao động. Bầu không khí sau đó nhanh chóng tăng nhiệt với màn tranh biện - "đặc sản" của The Moneyverse lẫn sinh viên Học viện Ngoại giao.
Với chủ đề "Diploma…Dollars?", các bằng cấp, chứng chỉ được đặt lên bàn cân để so sánh sức nặng với kiến thức, trải nghiệm thực tiễn. Đại diện cho phe Diploma (Bằng cấp, chứng chỉ) là Hoàng Dũng - sinh viên năm 2. Với Dũng, bằng cấp không chỉ là bộ lọc cho quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp mà còn là đại diện cho một quá trình nỗ lực. Trái lại, Thảo Trang (sinh viên năm 2) lại cho rằng "Bằng cấp đang ngày càng ít giá trị hơn trong việc biểu hiện giá trị của học sinh và là thang đo ít tin cậy hơn với nhà tuyển dụng". Trang cũng đưa ra dẫn chứng: Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường làm việc trái ngành, trái nghề chiếm tới 60%.
Đầu tư cho bản thân - khoản đầu tư giá trị nhất
Khi được mời đưa ra quan điểm về câu hỏi trên, các khách mời tại chương trình The Moneyverse đã đưa ra nhiều góc nhìn rất đáng quan tâm. Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng học tập không chỉ áp dụng khi còn đang ở trên ghế nhà trường mà còn kéo dài suốt đời. Với ông, việc quan trọng nhất là thái độ học tập có chủ đích. "Bằng cấp thể hiện bạn đã hoàn thành việc được giao trong thời gian học đại học. Kỹ năng tự học có mục tiêu rõ ràng mới giúp bạn trực tiếp sau khi tốt nghiệp"
Ông Trần Việt Hưng, nhà sáng lập và Giám đốc Học vụ Trung tâm 7AStar Tutoring cũng khẳng định, điều quan trọng nhất là tư duy học tập có mục tiêu. Ông chia sẻ: "Việc học với tôi là để bản thân tốt hơn, không cần phải đi thi để lấy bằng" và ""Đầu tư cho bản thân thì không bao giờ lo lỗi thời".
Trong phần giao lưu với khách mời, các câu hỏi có liên quan tới tài chính cá nhân, cách tích lũy tài sản thông qua đầu tư hay thậm chí… liệu sinh viên Ngoại giao có thể làm việc trong ngành Tài chính cũng được đưa ra. Bên cạnh những phần thảo luận chất lượng; Unitour 03 còn mang tới "Ơn giời, nhà thông thái đây rồi" - phần thử tài ứng biến được xây dựng dựa theo những tình huống tài chính mà người trẻ đều có thể gặp phải. Trong phần thi này, content creator Phùng Việt Anh (Việt Anh pí po) đã thể hiện sự hài hước, khéo léo khi vào vai một Nhân sự khó tính, tạo ra những khoảng thời gian vui vẻ và gần gũi. Có thể nói, The Moneyverse đã hoàn thành mục tiêu đề ra: giúp người trẻ nói chung và sinh viên HVNG nói riêng có một cái nhìn cận cảnh chân thật về tiền bạc.
Là chương trình thứ ba được thực tiện, Unitour 03 đã có nhiều cải tiến cả về nội dung lẫn format: không khô cứng hay xa vời như những định kiến về kinh tế - tài chính, nhưng đồng thời không làm mất đi tính giáo dục - mục tiêu tiên quyết của chương trình. Tại những điểm đến tiếp theo, The Moneyverse kỳ vọng sẽ tiếp tục cung cấp cho người trẻ những kiến thức bổ ích về chủ đề tài chính cá nhân; cũng như xây dựng lộ trình đầu tư, quản trị các tài sản cá nhân - năng lực, thời gian và tiền bạc một cách tối ưu và phù hợp.
Nhịp sống thị trường