Thêm 7 dự án phát điện lên lưới, 40 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm
Hết ngày 31-5, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó 7 dự án phát điện lên lưới.
- 01-06-2023Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu tại 3 địa phương
- 01-06-2023Vì sao Bộ Giao thông 'hãm' tốc độ chạy xe cao tốc Bắc - Nam?
- 31-05-2023Lý do khách Trung Quốc tới Việt Nam thua xa Thái Lan
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, tính đến 17h30 ngày 31-5, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD); trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Đến nay, có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,811MW đã gửi hồ sơ để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 50 dự án (tổng công suất 2.751,611MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7-1-2023 của Bộ Công Thương). EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 46/50 dự án.
Thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực, đến hết ngày 31/5/2023, Bộ Công Thương đã nhận được hồ sơ của 40/44 nhà máy (với tổng công suất là 2.368,711 MW) đã được EVN và chủ đầu tư thống nhất giá tạm, Bộ Công Thương đã phê duyệt 40 nhà máy điện.
Như vậy, đã có 20 nhà máy điện với tổng công suất 1.314,82 MW hòa lưới điện (bao gồm các nhà máy đã hòa lưới và COD).
Công Thương