Thêm một phản ánh ngân hàng thừa tiền
Dư thừa tiền, các ngân hàng đấu thầu và dồn mua tín phiếu với lãi suất giảm nhanh và sâu...
- 19-08-2016Ngân hàng né dần chuyện “tiền vào nhà có”
- 18-08-2016Ông Trần Bắc Hà: Từ chủ tịch BIDV quyền lực đến có lúc không dám nhận mình làm ngân hàng
- 17-08-2016Đây là lý do dù ngân hàng làm dịch vụ kém, thái độ tồi, nhưng khách hàng vẫn phải 'trung thành'
Theo cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, lãi suất tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành liên tục giảm trong tháng 8 này, một phần phản ánh nguồn vốn dư thừa trong hệ thống.
Trong diễn biến trên, phiên đấu thầu ngày 18/8 vừa qua đánh dấu mức lãi suất tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành chính thức giảm về chỉ còn 1%/năm, kỳ hạn 14 ngày, khối lượng 8.000 tỷ đồng được các ngân hàng thương mại hấp thụ hết.
Trước đó, từ ngày 30/5/2016, trước dấu hiệu thanh khoản hệ thống dư thừa, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại phát hành tín phiếu sau khi tạm ngừng suốt 6 tháng. Lãi suất tín phiếu kỳ hạn 14 ngày ban đầu phổ biến ở 1,5%/năm. Nhưng từ tuần thứ hai của tháng 8 này, qua đấu thầu lãi suất, lãi suất tín phiếu liên tục giảm xuống 1,4%, 1,3% và chỉ còn 1%/năm như trên.
Cũng tính đến ngày 18/8, theo số liệu tập hợp của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, số dư tín phiếu Ngân hàng Nhà nước lưu hành đã tăng lên mức 48.000 tỷ đồng.
Như trên, tín phiếu là công cụ ngắn hạn được Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhằm thấm bớt lượng vốn dư thừa trong hệ thống, qua đó điều hướng lãi suất và cân đối những tác động ngắn hạn tới tỷ giá, lạm phát…
Lãi suất tín phiếu có xu hướng giảm nhanh và mạnh như trên, trong khi khối lượng phát hành hầu hết các phiên đều được các ngân hàng thương mại hấp thụ hết, một phần phản ánh trạng thái thanh khoản dư thừa trong hệ thống.
Liên quan, suốt từ tháng 2/2016 đến nay, đặc biệt từ đầu tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước nối dài hoạt động mua vào ngoại tệ với lượng lớn, dự tính có thể đã đạt trên dưới 9 tỷ USD. Kết quả này đi cùng với áp lực nguồn tiền lớn đưa ra mua ngoại tệ, và nhà điều hành vẫn đang sử dụng tín phiếu như một công cụ cân đối tức thời và ngắn hạn.
Ngoài diễn biến của lãi suất tín phiếu, số liệu thống kê công bố gần đây cũng cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán cũng đã tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ nhiều năm trước, ở mức 9,45% so với cuối 2015.