MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thép Tiến Lên (TLH): Cổ phiếu về đáy ngắn hạn, gia đình Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà muốn tăng sở hữu lên gần 38% vốn

Thép Tiến Lên (TLH): Cổ phiếu về đáy ngắn hạn, gia đình Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà muốn tăng sở hữu lên gần 38% vốn

Động thái mua vào của bà Phượng diễn ra trong bối cảnh TLH giảm mạnh sau khi chạm đỉnh. Hiện, TLH đang giao dịch tại mức 15.200 đồng/cp.

Bà Nguyễn Ngọc Phượng - Thành viên HĐQT – vừa đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu TLH của Thép Tiến Lên. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thời gian thực hiện dự từ ngày 20/7-20/8/2021.

Trước đó, bà Phượng không nắm cổ phiếu TLH. Nếu giao dịch thành công, bà sẽ sở hữu 6,86% tại Thép Tiến Lên. Mục đích giao dịch là tái cơ cấu danh mục, phương thức có thể khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Được biết, bà Phượng hiện là con gái của Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà. Trong đó, ông Hà đang sở hữu gần 20 triệu cổ phiếu TLH, tương đương 19,6% vốn. Bà Phạm Thị Hồng, Tổng Giám đốc Công ty và là vợ Chỉ tịch, cũng đang nắm 11,6 triệu cổ phiếu TLH, tương đương 11,36% vốn.

Cùng với số cổ phần mua vào của bà Phượng, gia đình Chỉ tịch Nguyễn Mạnh Hà sẽ nắm số cổ phần kiểm soát với gần 38% vốn Thép Tiến Lên.

Chiều ngược lại, ông Phạm Minh Tuấn, em vợ Chủ tịch đăng ký bán 1,2 triệu cổ phiếu; bà Phạm Thúy Liễu, chị dâu Tổng giám đốc đăng ký bán 719.715 cổ phiếu; ông Lê Văn Trọng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thép Tây Nguyên – công ty con Thép Tiến Lên đăng ký bán 657.800 đơn vị.

Động thái mua vào của bà Phượng diễn ra trong bối cảnh TLH giảm mạnh sau khi chạm đỉnh. Hiện, TLH đang giao dịch tại mức 15.200 đồng/cp.

Thép Tiến Lên (TLH): Cổ phiếu về đáy ngắn hạn, gia đình Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà muốn tăng sở hữu lên gần 38% vốn - Ảnh 1.

Về kinh doanh, nhờ giá thép tăng mạnh trong nửa đầu năm, TLH cũng đạt kết quả ấn tượng sau 5 tháng với doanh thu 2.106 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 290 tỷ đồng. So với kế hoạch, Công ty đã lần lượt thực hiện được 42% chỉ tiêu doanh thu và vượt 16% chỉ tiêu lãi sau thuế cả năm 2021.

Đáng chú ý, thị trường sắt thép sau một thời gian trầm lắng gần đây đột ngột nóng lên. Giá thép và các nguyên liệu sản xuất thép ở khắp nơi trên thế giới tăng nhiều phiên gần đây. Ghi nhận, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tham chiếu trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) kéo dài chuỗi tăng giá 4 phiên liên tiếp do đà hồi phục kinh tế của Trung Quốc chững lại khiến các nhà đầu tư dấy lên hy vọng Chính phủ sẽ bổ sung các chính sách hỗ trợ.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên kết thúc phiên 15/7 tăng 1,6% lên 1.234 nhân dân tệ (191,02 USD)/tấn; quặng sắt kỳ hạn tương lai trên sàn Singapore cũng tăng 1,9% lên 214 USD/tấn.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu giao ngay tại cảng biển Trung Quốc hiện vẫn duy trì ở mức trên 220 USD/tấn. Trong khi đó, giá than - nguyên liệu dùng trong sản xuất thép - phiên này cũng tăng, với than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,6%, còn than cốc tăng 2,7%....

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên