Thép xây dựng đồng loạt tăng giá
Hiện nay, các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng giá thép xây dựng thêm từ 250 - 810 đồng/kg so với thời điểm đầu tuần.
- 11-03-2022Thị trường ngày 11/3: Giá dầu tiếp đà lao dốc, thép, quặng sắt, cao su … đồng loạt giảm
- 09-03-2022Mercedes-Benz S-Class 2022 bọc thép có khả năng dập lửa, chống tấn công hoá học và chịu được 2 vụ nổ cùng lúc
- 09-03-2022Giá thép vượt 18 triệu đồng/tấn
Như vậy, sau 4 lần tăng liên tiếp kể từ đầu tháng 3 đến nay, giá thép xây dựng đã vượt mốc 18.000 đồng/kg.
Trong đợt điều chỉnh này, thép Thái Nguyên tăng thêm 810 đồng/kg. Đây là doanh nghiệp có mức tăng giá mạnh nhất.
Các thương hiệu khác như thép Hòa Phát, thép Việt Đức, Việt Ý đều điều chỉnh tăng thêm 600 đồng/kg.
Một số chuyên gia nhận định, giá thép liên tục tăng chủ yếu do giá nhập khẩu nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng vọt. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tăng cao vì cước tàu tăng, giá xăng dầu tăng… đã khiến giá thành sản xuất của tại các công ty tăng theo.
Theo cập nhật của Hiệp hội thép Việt Nam ngày 23/2, giá phôi thép tăng vượt 700 USD /tấn.
Hiện nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% cho nhu cầu sản xuất, nên giá thép tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào giá thế giới.
Trước đó, từ giữa tháng 2, các doanh nghiệp sản xuất đã đồng loạt tăng giá thép xây dựng lên 250.000 - 610.000 đồng/tấn. Tại Việt Nam thời gian tới, nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn sẽ tiếp tục được triển khai, đưa sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh.
Trong báo cáo cập nhật ngành thép quý 1, nhóm nghiên cứu Công ty CP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo xung đột giữa Ukraine và Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép.
Nga hiện là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường châu Âu (chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraine và Belarus, tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%).
Do đó, khi thế giới bắt đầu triển khai các biện pháp trừng phạt Nga sẽ dẫn tới việc thiếu hụt mạnh nguồn cung, trong khi nhu cầu thép vẫn đang hồi phục nhanh trong 2022 sau đại dịch COVID-19.
VTV.VN