MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường chứng khoán đang để lộ những dấu hiệu khó bỏ qua của một cuộc suy thoái

16-12-2018 - 08:32 AM | Tài chính quốc tế

Theo những gì đã diễn ra trong lịch sử, các nhà phân tích sẽ không thể dự đoán về sự suy thoái nếu bỏ qua các dấu hiệu của thị trường chứng khoán.

Giá cổ phiếu lên xuống không ngừng, áp lực đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư, những dấu hiệu xuất hiện và rồi biến mất. Có rất nhiều lý do cho thấy nền kinh tế đang diễn biến tệ đi khi thị trường chứng khoán vốn được coi là "phong vũ biểu" đang có diễn biến rất tệ.

Cả bầu trời u ám đang che phủ thị trường chứng khoán. Thực trạng là đã có 3 nghìn tỷ USD giá trị bị thổi bay, cuộc tắm máu của ngành ngân hàng và ngành giao thông vận tải tăng vọt. Trong diễn biến đầy biến động, các mức định giá bị thu hẹp và báo cáo lợi nhuận ở mức tiêu cực đã bắt đầu rung lên những hồi chuông cảnh báo. Một tuần tương đối "nhẹ nhàng" của Dow Jones đã không còn, 500 điểm bị xoá sạch chỉ trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần.

Ở Phố Wall, theo dõi những biến động mạnh như vậy và đưa ra thông báo rằng thị trường đang đi sai hướng được coi là một "trò tiêu khiển". Ngay cả khi diễn biến của thị trường đã dự đoán đúng về "9 trong số 5 cuộc khủng hoảng trước đây" thì đó vẫn một kỷ lục so với những gì con người dự đoán, kinh tế gia Paul Samuelson, cho biết.

Diễn biến của thị trường chứng khoán là những dấu hiệu rõ ràng nhất để dự báo về suy thoái kinh tế - Ảnh 1.

Diễn biến của chỉ số S&P 500 và chỉ số sản xuất ISM.

"Tôi thường tìm hiểu thị trường, bởi diễn biến của thị trường thể hiện cho quan điểm của số đông những nhà đầu tư. Thị trường có thể đưa ra dự báo sai, nhưng tôi không bao giờ loại bỏ những khả năng đó", John Carey, một nhà quản lý quỹ tại Amundi Pioneer Asset Management.

Kết thúc phiên giao dịch tuần này, chỉ số S&P 500 rớt 11,3% so với hồi cuối tháng 9, với hơn một nửa mã cổ phiếu đều rơi vào thị trường "gấu", mất khoảng 20% hoặc nhiều hơn. Nasdaq 100 cũng giảm 13,9% từ mức cao nhất trong tháng 8, trong khi đó Russell 2000 mất 19%.

David Kostin, chiến lược gia tại Goldman Sachs, cho rằng không nên nhầm lẫn khi các chuyên gia nói rằng làn sóng bán tháo không có ý nghĩa gì nhiều. Hãy nhìn vào tình trạng lao dốc của S&P 500 trong 12 tháng qua. Ông nói rằng, GS kỳ vọng mức giảm 2,5% trong năm tới, và tình trạng này quá tiêu cực.

Diễn biến của thị trường chứng khoán là những dấu hiệu rõ ràng nhất để dự báo về suy thoái kinh tế - Ảnh 2.

Dự đoán về tăng trưởng lợi nhuận của các nhà phân tích trong năm tới.

Robert Buckland, chiến lược gia toàn cầu về chứng khoán tại Citigroup, sử dụng hình thức tương tự để đánh giá về lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. MSCI hiện đang được định giá với mức lợi nhuận giảm 1% trong năm 2019 là 1%, khác với mức tăng 5% mà ông và các đồng nghiệp dự đoán.

"Các mô hình của chúng tôi cho thấy rằng chứng khoán toàn cầu đang bị nhìn nhận quá tiêu cực do triển vọng về lợi nhuận bị thu hẹp. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư nên mua vào khi thị trường có nhịp giảm điểm mạnh."

Nhưng mỗi khi các đợt bán tháo căng thẳng xảy đến thì gợi ý của các chuyên gia lại khó trở thành hiện thực. Các mức định giá và dự đoán về tỷ số P/E có thể ước tính lợi nhuận của năm tới. Từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 1992, S&P 500 tại thời điểm này trong năm đã ở mức P/E trung bình 17,4 ,và dự đoán trong năm tiếp theo đã được đưa ra.

Giả sử cổ phiếu hiện được định giá ở mức trung bình đó, nó sẽ tương đương với mức dự đoán của thị trường đạt 152,50 USD trên số liệu lợi nhuận năm 2019, chứ không phải 174,50 USD theo ước tính của các nhà phân tích. Nói cách khác, trong khi Phố Wall dự đoán tăng trưởng lợi nhuận 9% cho năm tới, thì thị trường ước tính là sẽ giảm 5%.

Chắc chắn, các dấu hiệu thị trường đưa ra là "hơi quá" và bị gây áp lực bởi tâm lý các nhà đầu tư. Những lần điều chỉnh như thế này đã xảy ra 6 lần kể từ khi thị trường "con bò" xuất hiện năm 2009. Tất cả đều gây ra sự lo ngại nhưng không có lần nào trong đó mang đến sự suy thoái.

Tuy vậy, cũng không nên lờ đi xu hướng của Phố Wall. Trong hai thập kỷ qua, khi thị trường rơi vào "vùng con gấu" hai lần, các chuyên gia dự báo chưa hề đưa ra dự đoán về một năm giảm điểm. Các kinh tế gia hiện tại cũng vậy. 89 người được khảo sát bởi Bloomberg đưa ra dự đoán tăng trưởng trung bình là 2,6% trên GDP.

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2014 của Prakash Loungani tại IMF cho thấy rằng KHÔNG một cuộc suy thoái nào trong số 49 cuộc suy thoái trên toàn thế giới trong năm 2009 được các nhà kinh tế dự đoán vào một năm trước đó. Chỉ có hai trong số 60 cuộc suy thoái của những năm 1990 được dự đoán trước một năm.

Rõ ràng rằng, những rủi ro đối với nền kinh tế đang tăng lên, từ những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến các đợt thắt chặt tiền tệ của Fed và Brexit.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên