Thị trường chứng khoán sẽ thăng hoa hay lao đao khi hạn chót đối với khoản thuế quan ngày 15/12 sắp đến?
Theo các chuyên gia được Bloomberg phỏng vấn, thị trường sẽ đối diện với cú shock lớn nếu Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được thoả thuận vào trước ngày 15/12 này.
- 10-11-2019Thông tin trái chiều về cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung
- 09-11-2019CNBC: Tổng thống Trump chưa đồng ý dỡ bỏ thuế quan, Bắc Kinh đưa thông tin không chính xác nhằm xoa dịu tâm lý nhóm người hoài nghi
- 08-11-2019Mỹ - Trung đồng ý dỡ bỏ thuế quan, chứng khoán Mỹ hứng khởi vươn mức cao nhất mọi thời đại
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chạm đỉnh lịch sử hồi tháng trước, một phần được thúc đẩy nhờ tâm lý lạc quan về thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, hạn chót 15/12 ngày càng đến gần, đây là thời điểm ông Trump đe doạ sẽ chính thức áp thuế 15% đối với 160 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sue Trinh, giám đốc điều hành chiến lược vĩ mô toàn cầu của Manulife Investment Management tại Hồng Kông, cho hay: "Nếu thuế quan được áp vào ngày 15/12 có hiệu lực, thì đó sẽ là cú shock lớn cho thị trường toàn cầu. Ông Trump chính là 'tiểu quỷ Grinch' - kẻ thù của Lễ Giáng sinh."
Chỉ còn khoảng 2 tuần trước khi chính thức áp thuế với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump hôm thứ Hai đã "tấn công" Brazil và Argentina với thuế quan áp dụng với thép và nhôm vì cho rằng 2 quốc gia này phá giá tiền tệ. Ngoài ra, ông còn đe doạ đánh thuế với Pháp để trả đũa việc nước này áp thuế các công ty công nghệ Mỹ.
Lời nhắc nhở của "người đàn ông thuế quan" đã khiến Phố Wall chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh nhất trong 8 tuần trở lại đây - cùng một nguyên nhân khác là số liệu sản xuất gây thất vọng. Dưới đây là quan điểm của một số chuyên gia về việc liệu thị trường sẽ đi theo hướng nào nếu thuế quan chính thức được áp dụng vào ngày 15/12.
Tongli Han, CIO của Deepblue Global Investment, nhận định đây chắc chắn sẽ là mối rủi ro hiện ra ngay trước mắt. Ông nói: "Những gì đã diễn ra gần đây khiến thoả thuận thương mại trở thành thứ đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đánh đổi. Do đó, tôi nhận thấy triển vọng tiêu cực trong ngắn hạn, khoảng 1 đến 2 tháng."
Steve Brice, chiến lược gia đầu tư trưởng tại ngân hàng tư nhân Standard Chartered, cho biết rằng, khi đồng hồ đang đến ngược hạn chót và triển vọng của thoả thuận thương mại đang dần đi xa, đó là thời điểm mà các nhà đầu tư nên dần chấp nhận rủi ro. Ông cho hay: "Dường như mọi diễn biến tích cực sẽ bị hoãn đến đầu năm tới."
Thị trường lao đao mỗi lần ông Trump "tweet" về việc áp thuế với Trung Quốc.
Ông chia sẻ thêm, thông điệp dành cho các nhà đầu tư "có thể sẽ giảm bớt lượng nắm giữ cổ phiếu hoặc không đặt cược thị trường đi lên vào thời gian này, nhưng là vào khoảng vài tuần tới nếu chứng kiến mức giảm từ 5% đến 7%." Về dài hạn, Brice vẫn lạc quan rằng "Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thoả thuận. Điều này sẽ giảm tình trạng bất ổn và giúp nền kinh tế toàn cầu tiến triển tốt hơn."
Đối với Kerry Craig, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, mối quan tâm trọng yếu là thị trường đã đặt kỳ vọng lớn vào triển vọng của một thoả thuận thương mại chưa được ký kết. Craig cho hay: "Nhà đầu tư rất lạc quan về thoả thuận thương mại và đó vẫn là điều gây áp lực cho diễn biến của thị trường vào những tháng tới. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta cần chứng kiến đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ tiến triển tốt, yếu tố này mới thực sự bù đắp được những bất ổn trên."
Một số chuyên gia khác thì đà giảm mạnh ở phiên 2/12 là cơ hội để mua vào. Eli Lee, chiến lược gia đầu tư trưởng tại Bank of Singapore, nói: "Tôi xoá mờ vùng điều chỉnh ngày hôm nay." Ông cho rằng mức thuế mà Mỹ áp dụng với Nam Mỹ và châu Âu có thể là một nỗ lực nâng cao hình ảnh về "người đàn ông thuế quan" trước khi ký thoả thuận thương mại với Trung Quốc.
Lee nhận định: "Khi nền kinh tế đang ở trong tình trạng nhạy cảm, nếu điều việc áp thuế ngày 15/12 diễn ra, thì nguy cơ suy thoái sẽ tăng lên. Nhà Trắng không muốn điều này diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới."
Christoper Smart, chiến lược gia toàn cầu tại Barings Investment Institute, nhận định: "Ngay cả khi thoả thuận thương mại được ký kết, thì các vấn đề lớn vẫn không thể giải quyết. Đây là điều mà thị trường sẽ không phản ứng kịp. Thực tế rằng, thoả thuận này sẽ khiến mối quan hệ khó kiểm soát hơn, bởi thuế quan không còn được đặt trên bàn đàm phán."
Smart nói thêm rằng, thời gian trong năm nay đối với thoả thuận thương mại đã hết, do đó việc sắp xếp cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo là điều quan trọng. Điều có thể xoa dịu thị trường là các ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách và bơm thanh khoản, làm giảm nguy cơ suy thoái.
Tham khảo Bloomberg