MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cầu bắt đáy đã xuất hiện ở pennies, midcaps?

Sau phiên giao dịch lịch sử 21/11 với 3.000 tỷ đồng thanh khoản 2 sàn, nhà đầu tư nhấp nhổm với chốt lãi, bắt đáy, chọn "hàng" chưa tăng để đón cơ hội thị trường.

Báo cáo nhận định thị trường chứng khoán phiên cuối tuần qua (22/11) của VnDirect đã cho rằng việc thị trường hồi phục nhẹ sau phiên giảm điểm kèm khối lượng cao lịch sử đã cho thấy lực cầu bắt đáy đã nhen nhóm trở lại và biểu hiện mạnh hơn ở nhóm penny và midcap, trong khi nhóm bluechips chủ yếu giữ vai trò nâng đỡ cho chỉ số.

Lực cầu nhóm lên ở midcap, penny

Thống kê cho thấy, sau phiên giao dịch lịch sử ngày 21/11 thì nhà đầu tư đứng trước nhiều băn khoăn, lo ngại. Liệu, 21/11 có phải phiên chốt lãi và rồi thị trường chứng khoán sẽ bắt đầu chứng kiến cảnh đổ đèo của thị trường.

Thế nhưng, phiên 22/11 đã cho thấy: những lo ngại nêu trên đã không xảy ra. Hai sàn tăng điểm với khối lượng giao dịch lớn, thanh khoản khớp lệnh tiếp tục đạt trên 1.400 tỷ đồng-một mức khá cao cho thị trường.

Lệnh mua dồn dập đổ dù lệnh bán chốt lãi cũng chen chân. Số lệnh đặt mua trên HoSE đạt 46,645 lệnh và số lệnh đặt bán đạt 39,050. Con số lần lượt trên HNX là 12,859 và 12,695.

Cổ phiếu thị giá và vốn hóa cao đã không xuất hiện trong nhóm 10 cổ phiếu có KLGD cao nhất phiên cuối tuần qua. Thị giá của những cổ phiếu giao dịch mạnh nhất đa phần đạt dưới 10.000 đồng.

Như FLC, sau khi thị giá rơi về ngưỡng 6.200 đồng ngày 21/11 thì đã bật tăng trở lại với khớp lệnh khủng hơn 7,6 triệu cổ phiếu ngày 22/11. Khối lượng cũng như số lượng lệnh đặt mua vượt xa lực cung hàng.

Hay như MCG của Meco JSC, chênh lệch cung-cầu phiên giao dịch cuối tuần qua của cổ phiếu này lên đến hơn 2 triệu đơn vị. Số lệnh đặt mua cũng gần gấp đôi số lệnh đặt bán, đạt 770 lệnh.

Ngành bất động sản, vật liệu xây dựng biến động mạnh hơn thị trường

Bộ lọc về Hệ số Beta đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường ( tính dựa trên dữ liệu giao dịch 100 phiên liên tiếp gần thời điểm hiện tại) của chúng tôi cho thấy, ngành bất động sản, vật liệu xây dựng biến động rất mạnh so với thị trường chung.

Nhóm 20 mã cổ phiếu có hệ số Beta cao nhất hiện tại đều thuộc về HNX. Điều này cho thấy, nhà đầu tư đã và đang tìm cơ hội khá nhiều ở sàn HNX với những doanh nghiệp có vốn hóa và thị giá không quá cao.

Ngành có nhiều cổ phiếu lọt nhóm "chạy" nhanh hơn thị trường chung là bất động sản khi cả Sacomreal (SCR); PVX  (xây lắp dầu khí) hay VCG (Vinaconex)...là những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao đều lọt nhóm. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành này vẫn chưa cao so với mặt bằng chung nhưng dường như, khi thị giá đã xuống thấp và đã đủ rẻ so với giá trị sổ sách thì dòng tiền đầu cơ lại tìm đến các cổ phiếu này.

SDH thua lỗ nặng nề nhưng vẫn nhận được sự quan tâm không chỉ của cổ đông ngoại mà còn dòng tiền nội. Tăng mạnh hơn gấp đôi trong vòng chưa đầy 2 tháng cùng với giao dịch hàng trăm ngàn cổ phiếu mỗi phiên là điểm sáng của Sico khi mà kết quả lợi nhuận vẫn chưa có gì để "khoe" cổ đông.

Hay như PVL, công ty gánh thua lỗ quý 3 nâng lỗ 9 tháng lên 22 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh không nhiều điểm sáng khi doanh thu thuần khá eo hẹp và giá vốn cao. Thế nhưng, trái ngược với kết quả kinh doanh có phần ảm đạm là sự quan tâm lớn của nhà đầu tư với công ty bất động sản này. Cổ phiếu PVL được tranh mua, tranh bán ở mức giá xung quanh 3.000 đồng. Hệ số Beta của PVL đạt 2,92 lần.


Top 20 doanh nghiệp có hệ số Beta cao nhất thị trường hiện nay
Thanh Hiên

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên