CEO CK Phú Hưng: Năm 2014–2015 TTCK Việt Nam sẽ chuyển biến rất tích cực
Tỷ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát tốt là những dấu hiệu tích cực đối với tình hình kinh tế trong thời gian tới. PHS cũng tin tưởng nợ xấu của khối BĐS và khối NH sẽ dần được giải quyết.
Ngày 10/01/2014, CTCP Chứng khoán Phú Hưng (MCK PHS) sẽ chính thức hủy niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Liên quan đến việc hủy niêm yết cũng như kế hoạch tới đây của PHS, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Chen Chia Ken – Tổng giám đốc PHS.
Được biết, ngày 10/01/2014 PHS sẽ huỷ niêm yết, vậy ông có thể chia sẻ lý do vì sao PHS lại quyết định huỷ niêm vào thời điểm này?
Mục đích của việc niêm yết là để thu hút nhà đầu tư và huy động vốn cho các kế hoạch phát triển sau này. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giá cổ phiếu của PHS trên thị trường lại thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp, một doanh nghiệp niêm yết không được bổ sung thêm vốn trong trường hợp này.
Ngoài ra, tình trạng thị giá thấp hơn mệnh giá đã diễn ra trong một thời gian, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các cổ đông.
Đó là hai lý do chính dẫn đến việc PHS quyết định hủy niêm yết.
Một số doanh nghiệp sau khi huỷ niêm yết sẽ thực hiện mua lại cổ phiếu của các cổ đông nhỏ lẻ nhằm giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 để huỷ công ty đại chúng, PHS có kế hoạch này không?
Hiện tại, PHS không có kế hoạch giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 để hủy công ty đại chúng. Trong dài hạn, PHS luôn tin tưởng vào tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Rất có khả năng trong tình hình kinh tế lạc quan hơn cùng với những cơ sở pháp lý linh động hơn, PHS sẽ xem xét việc niêm yết trở lại.
Các CTCK đang thu hẹp hoạt động của mình, ông có cho rằng đây là cơ hội để PHS phát triển không?
Đúng là trong điều kiện kinh tế như những năm gần đây, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và rút khỏi thị trường chứng khoán (TTCK). Ở một khía cạnh khác, đây là cơ hội để PHS tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đây cũng là một trong những lý do giúp cho trị phần của chúng tôi tăng 26% trong năm 2013.
Bên cạnh đó, vì mục tiêu phát triển lâu dài, PHS không ngần ngại đầu tư vào những dự án quan trọng và thiết yếu, điển hình là hệ thống giao dịch mới. Theo dự kiến, hệ thống giao dịch mới này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2014. Chúng tôi tin rằng hệ thống mới này sẽ cung cấp cho khách hàng một công cụ giao dịch thuận tiện hơn, ổn định hơn và an toàn hơn.
Như trường hợp của MPC, huỷ niêm yết để thuận lợi hơn trong tăng vốn, vậy PHS có kế hoạch tăng vốn sau khi huỷ niêm yết không?
Trường hợp của MPC có lẽ không phù hợp để áp dụng cho PHS. Chúng tôi tin rằng giải pháp sáp nhập như trường hợp của MBS và VITS sẽ phù hợp với PHS hơn. Hiện tại, có nhiều công ty chứng khoán Việt Nam đang phải chịu lỗ lũy kế và chưa có giải pháp nào tốt hơn.
Trước khi tìm được đối tác chiến lược, tình hình tài chính của PHS cần phải được công khai minh bạch. Từ năm 2012, PHS đã thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với những hoạt động có khả năng bị lỗ. Hơn nữa, chúng tôi cũng tiếp tục mời những công ty kiểm toán hàng đầu trong nhóm Big 4 như KPMG để cung cấp dịch vụ kiểm toán. Chúng tôi tin rằng giải pháp này có thể cung cấp tình hình đầu tư khách quan và minh bạch nhất cho các nhà đầu tư và đối tác chiến lược.
PHS đã tìm được một số đối tác chiến lược. Tuy nhiên, như đã đề cập, theo quy định pháp, công ty niêm yết chỉ có thể huy động vốn nếu giá cổ phiếu cao hơn mệnh giá. Do đó, các đối tác chiến lược của chúng tôi tạm thời chưa quyết định đầu tư vốn vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.
Mục tiêu của chúng tôi hiện tại là giải quyết việc lỗ lũy kế. PHS có thể tham khảo trường hợp của MBS & VITS để tìm ra phương án giải quyết lỗ lũy kế và đạt được những thành tựu mới.
Ông đánh giá thế nào về TTCK Việt Nam trong thời gian tới?
Chúng tôi có cái nhìn rất lạc quan đối với tình hình thị trường Việt Nam. Tỷ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát tốt là những dấu hiệu tích cực đối với tình hình kinh tế trong thời gian tới.
Sau một năm với những giải pháp hữu ích của Chính phủ Việt Nam như VAMC, giảm lãi xuất tiền gửi, lãi suất cho vay ưu đãi…, chúng tôi tin rằng nợ xấu của khối bất động sản và khối ngân hàng sẽ dần được giải quyết. Thường thì sẽ mất từ một đến hai năm để những giải pháp này đạt được hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, nhiều người cũng tin vào sự thành công mà Việt Nam sẽ đạt được từ Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thị trường chứng khoán được xem là chỉ số rõ ràng nhất để đo lường kinh tế vĩ mô và thường sẽ bắt đầu khởi sắc trước 3 đến 6 tháng so với sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Vì vậy, theo nhận định của chúng tôi, kinh tế Việt Nam sẽ khả quan hơn trong 2 năm tới 2014 và 2015, theo đó thị trường chứng khoán cũng sẽ chuyển biến rất tích cực.
Được biết, ngày 10/01/2014 PHS sẽ huỷ niêm yết, vậy ông có thể chia sẻ lý do vì sao PHS lại quyết định huỷ niêm vào thời điểm này?
Mục đích của việc niêm yết là để thu hút nhà đầu tư và huy động vốn cho các kế hoạch phát triển sau này. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giá cổ phiếu của PHS trên thị trường lại thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp, một doanh nghiệp niêm yết không được bổ sung thêm vốn trong trường hợp này.
Ngoài ra, tình trạng thị giá thấp hơn mệnh giá đã diễn ra trong một thời gian, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các cổ đông.
Đó là hai lý do chính dẫn đến việc PHS quyết định hủy niêm yết.
Một số doanh nghiệp sau khi huỷ niêm yết sẽ thực hiện mua lại cổ phiếu của các cổ đông nhỏ lẻ nhằm giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 để huỷ công ty đại chúng, PHS có kế hoạch này không?
Hiện tại, PHS không có kế hoạch giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 để hủy công ty đại chúng. Trong dài hạn, PHS luôn tin tưởng vào tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Rất có khả năng trong tình hình kinh tế lạc quan hơn cùng với những cơ sở pháp lý linh động hơn, PHS sẽ xem xét việc niêm yết trở lại.
Các CTCK đang thu hẹp hoạt động của mình, ông có cho rằng đây là cơ hội để PHS phát triển không?
Đúng là trong điều kiện kinh tế như những năm gần đây, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và rút khỏi thị trường chứng khoán (TTCK). Ở một khía cạnh khác, đây là cơ hội để PHS tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đây cũng là một trong những lý do giúp cho trị phần của chúng tôi tăng 26% trong năm 2013.
Bên cạnh đó, vì mục tiêu phát triển lâu dài, PHS không ngần ngại đầu tư vào những dự án quan trọng và thiết yếu, điển hình là hệ thống giao dịch mới. Theo dự kiến, hệ thống giao dịch mới này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2014. Chúng tôi tin rằng hệ thống mới này sẽ cung cấp cho khách hàng một công cụ giao dịch thuận tiện hơn, ổn định hơn và an toàn hơn.
Như trường hợp của MPC, huỷ niêm yết để thuận lợi hơn trong tăng vốn, vậy PHS có kế hoạch tăng vốn sau khi huỷ niêm yết không?
Trường hợp của MPC có lẽ không phù hợp để áp dụng cho PHS. Chúng tôi tin rằng giải pháp sáp nhập như trường hợp của MBS và VITS sẽ phù hợp với PHS hơn. Hiện tại, có nhiều công ty chứng khoán Việt Nam đang phải chịu lỗ lũy kế và chưa có giải pháp nào tốt hơn.
Trước khi tìm được đối tác chiến lược, tình hình tài chính của PHS cần phải được công khai minh bạch. Từ năm 2012, PHS đã thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với những hoạt động có khả năng bị lỗ. Hơn nữa, chúng tôi cũng tiếp tục mời những công ty kiểm toán hàng đầu trong nhóm Big 4 như KPMG để cung cấp dịch vụ kiểm toán. Chúng tôi tin rằng giải pháp này có thể cung cấp tình hình đầu tư khách quan và minh bạch nhất cho các nhà đầu tư và đối tác chiến lược.
PHS đã tìm được một số đối tác chiến lược. Tuy nhiên, như đã đề cập, theo quy định pháp, công ty niêm yết chỉ có thể huy động vốn nếu giá cổ phiếu cao hơn mệnh giá. Do đó, các đối tác chiến lược của chúng tôi tạm thời chưa quyết định đầu tư vốn vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.
Mục tiêu của chúng tôi hiện tại là giải quyết việc lỗ lũy kế. PHS có thể tham khảo trường hợp của MBS & VITS để tìm ra phương án giải quyết lỗ lũy kế và đạt được những thành tựu mới.
Ông đánh giá thế nào về TTCK Việt Nam trong thời gian tới?
Chúng tôi có cái nhìn rất lạc quan đối với tình hình thị trường Việt Nam. Tỷ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát tốt là những dấu hiệu tích cực đối với tình hình kinh tế trong thời gian tới.
Sau một năm với những giải pháp hữu ích của Chính phủ Việt Nam như VAMC, giảm lãi xuất tiền gửi, lãi suất cho vay ưu đãi…, chúng tôi tin rằng nợ xấu của khối bất động sản và khối ngân hàng sẽ dần được giải quyết. Thường thì sẽ mất từ một đến hai năm để những giải pháp này đạt được hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, nhiều người cũng tin vào sự thành công mà Việt Nam sẽ đạt được từ Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thị trường chứng khoán được xem là chỉ số rõ ràng nhất để đo lường kinh tế vĩ mô và thường sẽ bắt đầu khởi sắc trước 3 đến 6 tháng so với sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Vì vậy, theo nhận định của chúng tôi, kinh tế Việt Nam sẽ khả quan hơn trong 2 năm tới 2014 và 2015, theo đó thị trường chứng khoán cũng sẽ chuyển biến rất tích cực.
Q. Nguyễn
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa:
cổ phiếu,
đầu tư,
hà nội,
công ty,
kế hoạch,
chứng khoán,
cổ đông,
nhà đầu tư,
ttck,
thị trường chứng khoán,
ctck,
thái bình dương,
quyết định,
Huy động,
Sáp nhập,
hủy niêm yết,
vốn,
phs,
nền kinh tế,
giao dịch,
công ty chứng khoán,
kinh tế Việt Nam,
giải pháp,
hoạt động,
hệ thống,
tình hình kinh tế,
thời gian,
lý do,
lỗ lũy kế,
phát triển,
hiệp định,
mệnh giá,
phú hưng,
giải quyết,
luật doanh,
đối tác chiến lược,
chính phủ việt nam