Bài phát biểu của bà
Trinh D Nguyen trong buổi Business Luncheon phân tích về Việt Nam tại Hà Nội ngày 29/11/2012.
Theo bà Trinh D Nguyen, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng
HSBC Hồng Kông, kinh tế châu Âu hiện đang khó khăn với khủng hoảng nợ, năm sau
kinh tế châu Âu sẽ vẫn suy giảm nhẹ, còn kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng quanh mức
0% trong ít nhất 2 năm nữa. Ngân hàng Trung ương nhiều nước lớn trên thế giới
như ECB, Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Trong ngắn hạn, dòng tiền
tìm lợi suất cao sẽ đến nhóm thị trường mới nổi.
Thế nhưng trong dài hạn, các công ty phương Tây khi lợi
nhuận ngày một giảm và chi phí tăng sẽ tìm cách giảm được chi phí này, tất yếu
họ sẽ tìm đến nhóm nước có chi phí thấp hơn, Việt Nam sẽ có thể hưởng lợi từ xu
thế trên. Dòng vốn FDI vào nhóm nước đang phát triển cải thiện mạnh mẽ trong
những năm gần đây.
Biến chuyển nội tại kinh tế Trung Quốc cũng có lợi cho Việt Nam.
Người Trung Quốc ngày một giàu có hơn và họ tiêu thụ thêm nhiều hàng hóa. Nhu
cầu tiêu dùng của người Trung Quốc đang gây ra tác động rất lớn đến thương mại
châu Á. Xuất khẩu của nhiều nước châu Á vào Trung Quốc đang tăng lên những năm
gần đây dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém đi.
Xét đến thực tế dòng vốn FDI đang đổ đến các nước châu Á
ngày một nhiều, trong đó điểm đến có thể kể đến bao gồm Malaysia, Philippin, Indonexia hay Việt Nam. Thế nhưng
Việt Nam có một số điểm mạnh
so với nhóm nước trên đó là nếu xét đến mức lương, Việt Nam có mức lương thấp nhất và tình hình chính
trị của Việt Nam
ổn định.
Doanh nghiệp Nhật đánh giá rất cao môi trường đầu tư tại
Việt Nam và dòng vốn đổ vào
Việt Nam
thời gian năm 2012 tăng mạnh. Đầu tư của Nhật về bản chất khác so với đầu tư
của các công ty châu Âu, Mỹ, vì vậy Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội đầu tư của
Nhật để tự nâng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, môi trường đầu tư cạnh tranh cũng là yếu tố Việt Nam vượt trội
hơn so với Philippin và Indonexia.
Về một số vấn đề còn tồn tại của kinh tế Việt Nam, bà Trinh
D Nguyen chỉ ra
thập niên 1990, tỷ
lệ đóng góp của nhóm doanh nghiệp nhà nước trong tổng thể kinh tế Việt Nam
khoảng 40% và nay con số trên vẫn gần tương đương.
Theo một nghiên cứu, tỷ lệ
hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency Ratio) của nhóm doanh nghiệp nhà nước
khoảng 1.62; trên phương diện này, nhóm doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả
hơn nhiều. Và nếu nhóm doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng cao như
trên trong nền kinh tế, chúng ta có thể chứng kiến hàng ngàn doanh nghiệp đóng
cửa.
Dưới đây là một số dự báo của HSBC về kinh tế và lạm phát
Việt Nam
năm 2013 và 2014:
Dự báo của HSBC về lãi suất
Dự báo của HSBC về tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Theo đó
HSBC dự báo kinh tế Việt Năm năm 2013 tăng trưởng khoảng 5,3%, lạm phát 11%.
Còn đối với năm 2014, kinh tế tăng trưởng khoảng 5,6%, lạm phát 9,4%
Dự báo của HSBC về tỷ giá tiền đồng Việt Nam và lãi suất:
Trần Nguyễn