MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi ESOP không là "mật ngọt"

ESOP như một món "quà" dành cho cán bộ quản lý khi việc phát hành không kèm theo quy định hạn chế chuyển nhượng cũng như yêu cầu về kết quả phải đạt được khi nhận "quà".

Nói đến cổ phiếu ưu tiên cho Cán bộ công nhân viên (ESOP), người ta nghĩ ngay đến những biện pháp ưu đãi tích cực mà các nhân viên trong doanh nghiệp xứng đáng được hưởng cho những cống hiến nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một cách gián tiếp, mặc dù là ưu đãi cho người lao động, ESOP mang lại lợi ích cho cổ đông, những người được hưởng thành quả từ hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào ESOP cũng "lung linh" như vậy.

Xuất phát điểm

Chương trình sở hữu cổ phiếu cho người lao động ra đời ở Mỹ từ những năm 50 của thế kỷ trước và chính thức có luật điều chình từ năm 1974. Nhìn những đặc điểm của ESOP từ thuở sơ khai có thể khiến chúng ta bất ngờ. ESOP được coi là một loại bảo hiểm hưu trí, trích ra từ quỹ do

Nhiều trường hợp, ESOP được coi như một chương trình để huy động vốn hơn là khuyến khích cho người lao động.

doanh nghiệp đóng góp và được hạch toán vào chi phí lao động. Điều quan trọng là người lao động được sở hữu cổ phiếu khi thôi việc hoặc về hưu. Có nghĩa là, anh cứ cống hiến đi đã, sẽ được ghi nhận khi anh rời khỏi công ty.

Chương trình quyền mua cho người lao động (ESOP) có một chút khác biệt. Đó là quyền mua cổ phiếu của công ty trong một thời hạn xác định trước với một số điều kiện nhất định. Đối tượng mua ESOP thường là cán bộ quản lý. Để mua ESOP và có lãi, cán bộ quản lý buộc phải cải thiện, thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để thị giá cổ phiếu tăng sau nhiều năm (tới 10 năm) vì cổ phiếu thông thường bị hạn chế chuyển nhượng khá lâu.

Thực tế ESOP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đa số các chương trình cổ phiếu cho người lao động chưa thực sự hướng tới bản chất của ESOP. Nhiều trường hợp, ESOP được coi như một chương trình để huy động vốn hơn là khuyến khích cho người lao động. Ở một số trường hợp khác ESOP như một món "quà" dành cho cán bộ quản lý khi việc phát hành không kèm theo quy định hạn chế chuyển nhượng cũng như yêu cầu về kết quả phải đạt được khi nhận "quà".

Quan sát một số chương trình ESOP phổ biến gần đây có thể thấy rõ điều đó:



Theo ý kiến của bà Vũ Thị Kim Liên, Nguyên Phó Chủ tịch UBCKNN phát biểu tại buổi hội thảo do SCIC và HNX phối hợp tổ chức tuần vừa qua, ESOP ở Việt Nam bị "biến dạng" nhiều so với thông lệ quốc tế. Hạn chế chuyển nhượng trong thời gian một vài năm không đủ dài để tạo sự gắn kết, cống hiến của đối tượng nhận ESOP.

Nói đi cũng phải nói lại, không phải doanh nghiệp nào cũng mơ hồ với ESOP. Bằng chứng REE là công ty đầu tiên tại Việt Nam thực hiện chương trình ESOP với yêu cầu về kết quả thực hiện khá dài hơi.

Tháng 12/2004, cán bộ công nhân viên REE đăng ký cam kết làm việc để tham gia chương trình ESOP của công ty. Nhờ có những ràng buộc về những cam kết làm việc hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận của REE trong giai đoạn 2004 - 2007 tăng trưởng ngoạn mục và tiếp tục tăng trưởng khá trong giai đoạn từ 2009 đến nay.



Gần đây, TMT cũng gây sốc cho giới đầu tư với quyết định thưởng 1,5 triệu cổ phiếu cho Ban điều hành chèo lái công ty, đặc biệt vị trí Trợ lý chủ tịch HĐQT, Giám đốc bán hàng, Giám đốc dịch vụ sau bán hàng nếu sau 3 năm (tính đến 8/4/2016) đưa được công ty phát triển tốc độ cao, đưa thị giá cổ phiếu từ xấp xỉ 6.000 đồng/CP hiện nay lên mức 50.000 đồng/CP. Tại thời điểm ra quyết định, thị giá TMT chỉ ở mức 6.500 đồng/cổ phiếu. Sau nửa năm, TMT chỉ còn mức giá 5.600 đồng/cổ phiếu.

Chưa bàn đến tính khả thi của kế hoạch đề ra, việc đưa ra một kết quả cụ thể đối với chương trình ESOP là một việc đáng khích lệ.

Cẩn trọng với ESOP

Vì hầu hết chương trình ESOP hiện nay không gắn liền với những yêu cầu về kết quả kinh doanh, nên những mặt trái của chương trình ESOP hiện nay chưa thể hiện rõ nét, ngoài những san sẻ vè mặt lợi ích giữa cổ đông và cán bộ quản lý. Gần đây SCIC, cổ đông lớn nhất của Vinamilk (VNM) trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên đã kiên quyết phủ quyết kế hoạch ESOP với lý do được đưa ra: sợ pha loãng cổ phiếu. Mặc dù tỷ lệ pha loãng rất nhỏ và lý do nói trên chưa thực sự thuyết phục, thì nỗi lo pha loãng cổ phiếu cũng là điều hiện hữu khi các doanh nghiệp phát hành ESOP.

Khi các điều kiện về kết quả kinh doanh được đưa ra, các doanh nghiệp, đặc biệt là các cổ đông lại phải đối mặt với các nguy cơ mới về sự gian lận trong điều hành. Theo nghiên cứu của PwC năm 2007, tội phạm tài chính liên quan đến ESOP ngày càng tăng, và xu hướng tăng càng cao khi cán bộ quản lý được hưởng ưu đãi càng lớn từ ESOP.

Đó thông thường là việc thao túng giá cổ phiếu, gian lận tài chính... được thực hiện nhằm tạo giá trị ảo cho các cổ phiếu. Ngoài ra, cán bộ quản lý còn có xu hướng theo đuổi những dự án mạo hiểm để nhanh chóng có tỷ lệ lợi tức cao, đáp ứng yêu cầu được hưởng cổ phiếu ESOP. Điều này đẩy cổ đông cuả doanh nghiệp đứng trước quá nhiều rủi ro không thể kiểm soát.

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên