Né niêm yết, vi phạm công bố thông tin
Dù đã có nhiều quy định nhưng tình trạng công ty đại chúng (CTĐC) vi phạm chế độ công bố thông tin (CBTT) đang diễn ra nhiều. Điều này đang đặt đến những thách thức cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát, xử lý các vi phạm nhằm răn đe các trường hợp khác.
- 19-03-2015SJS: "Quên" công bố thông tin thoái vốn khỏi công ty liên kết
- 05-02-2015GTN công bố thông tin về việc chào mua công khai VDL
- 31-01-2015Thông tư 52/2012/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK đang được lấy ý kiến thay thế
- 17-01-2015Asean Small Cap Fund bị phạt do vi phạm công bố thông tin
- 14-01-2015CTCP Dệt may Nha Trang bị phạt vì vi phạm Công bố thông tin
Vi phạm, trốn trách nhiệm
Ngày 13-3, CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa ra thông báo đồng thời tiến hành chốt danh sách để họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ). Điều đáng nói thời gian chốt danh sách công ty này là 16 giờ ngày 13-3 và ĐHCĐ diễn ra chỉ 7 ngày sau khi ra thông báo, tức ngày 20-3. Trong khi đó, theo Thông tư 121 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho các CTĐC, phải CBTT về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự họp ĐHCĐ tối thiểu 5 ngày trước ngày chốt danh sách; thông báo họp ĐHCĐ phải được gửi ít nhất 15 ngày trước ngày họp.
Chương trình họp ĐHCĐ, các tài liệu liên quan đến các vấn đề sẽ được biểu quyết tại đại hội được gửi cho các cổ đông hoặc/và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty. Trong trường hợp tài liệu không được gửi kèm thông báo họp, thông báo mời họp phải nêu rõ địa chỉ trang thông tin điện tử để các cổ đông có thể tiếp cận. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ qua điểm này.
Theo phản ánh của một NĐT đến báo ĐTTC, Tín Nghĩa còn thất hứa với NĐT. CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa là CTĐC quy mô lớn có vốn điều lệ hơn 173 tỷ đồng và 450 cổ đông, phần vốn nhà nước chiếm trên 56% do Tổng công ty Tín Nghĩa nắm giữ.
Nhưng đến ngày 23-3 công ty chưa công bố theo quy định báo cáo thường niên 2014 và biên bản, Nghị quyết ĐHCĐ họp ngày 20-3. Bên cạnh đó, dù nghị quyết ĐHCĐ năm 2014 đã đề ra việc niêm yết CP trên HOSE và ủy quyền cho HĐQT thực hiện (cổ phần hóa từ năm 2007), tuy nhiên năm 2014 công ty vẫn chưa niêm yết và tài liệu ĐHCĐ 2015 cũng không thấy nhắc đến vấn đề niêm yết.
Một trường hợp khác là CTCP Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Vinacomin (ITASCO). Doanh nghiệp này có vốn điều lệ gần 126 tỷ đồng và là CTĐC quy mô lớn, phần vốn nhà nước chiếm 36% do Tập đoàn Than Khoáng sản (Vinacomin) nắm giữ. ITASCO đã cổ phần hóa cách đây gần 10 năm và đã được cấp mã chứng khoán là ITS cách đây 2 năm, nhưng đến nay công ty vẫn chưa niêm yết trên TTCK.
Trường hợp tương tự khác về việc né niêm yết là CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE). Doanh nghiệp này có phần vốn nhà nước chiếm 51% (do Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam nắm giữ) và đã được cổ phần hóa từ 2006, nhưng đến nay vẫn chưa niêm yết.
Một thắc mắc khác được NĐT Nguyễn Phi Lâm (Hà Nội) phản ánh đến báo ĐTTC là trường hợp của Tổng CTCP Phong Phú (là CTĐC quy mô lớn có vốn điều lệ 733 tỷ đồng và phần vốn nhà nước do Vinatex nắm giữ) về tính minh bạch. Cụ thể, tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp có trình bày khoản đầu tư 241 tỷ đồng vào Công ty TNHH ITG-Phong Phú đến ngày 31-12-2014 đã trở thành 0 đồng.
Lý do của việc này là theo quyết định của HĐQT Tổng công ty Phong Phú, do Công ty TNHH ITG-Phong Phú đã ngừng hoạt động từ 2012 đến nay và không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành. Cổ đông không khỏi thắc mắc trong việc này thiệt hại của tổng công ty ra sao và ai phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại này. Một điểm khác khiến NĐT không khỏi thắc mắc là theo Thông tư 52 của Bộ Tài chính về CBTT thì CTĐC phải CBTT về báo cáo tài chính trên website công ty, đồng thời với việc công bố trên website của UBCKNN. Thế nhưng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ có công bố trên website công ty mà không tìm thấy trên website của UBCKNN. Như vậy có phải công ty đã vi phạm quy định tại Thông tư 52 về công bố thông tin?
Sau phát hành phải vào thị trường có tổ chức
Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Nghị định 58 quy định chi tiết Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán chiều qua (25-3), ông Nguyễn Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (UBCKNN), cho biết một trong những điểm mới ở dự thảo là trường hợp chào bán lần đầu ra công chúng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải đăng ký với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) để lưu ký tập trung CP. Đồng thời đăng ký với Sở GDCK để CP lưu ký tập trung được giao dịch trên sàn giao dịch UPCoM. VSD có trách nhiệm phối hợp với Sở GDCK đưa CP đã đăng ký lưu ký tập trung vào giao dịch trên sàn giao dịch UPCoM.
Đối với điều kiện về chào bán chứng khoán ra công chúng, dự thảo bổ sung quy định: “Trường hợp chào bán, phát hành bổ sung, tổ chức phát hành phải là CTĐC đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết”. Quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm của tổ chức phát hành trong việc đưa chứng khoán vào giao dịch tại thị trường có tổ chức, tạo điều kiện để chứng khoán đã được các cổ đông sở hữu có nơi để giao dịch. Kinh nghiệm các nước cho thấy, doanh nghiệp khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải đồng thời nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại một thị trường giao dịch có tổ chức.
Một điểm quan trọng khác để chấn chỉnh việc phát hành, cũng như bảo vệ NĐT đó là tại quy định về phát hành riêng lẻ. Theo dự thảo, một trong những điều kiện chào bán CP riêng lẻ của CTĐC là tổ chức phát hành phải là công ty đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết chứng khoán. Lý giải cho điều này, ông Việt cho biết có thực tế nhiều CTĐC nhưng không đăng ký giao dịch, niêm yết khiến cho NĐT bức xúc phản ánh việc CP của doanh nghiệp đó không có nơi giao dịch. "Chúng tôi quy định như vậy để bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch, niêm yết nếu muốn phát hành CP. Ngoài yêu cầu đó ra, các điều kiện cho việc phát hành được yêu cầu đơn giản để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp" - ông Việt nói.
>> Công khai thông tin về hoạt động của DNNN
Theo Hà My
Sài gòn đầu tư