MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại 3 đợt IPO của Vietcombank, Vietinbank và BIDV

Có 1 điểm chung thú vị giữa 3 đợt IPO này, là tất cả đều diễn ra trong tuần cuối cùng của năm.

Tuy có nhiều khác biệt về quy mô, về tình hình thị trường từng thời điểm... nhưng 3 đợt đấu giá này đều diễn ra vào tuần cuối cùng trong các năm 2007 (Vietcombank 26/12), 2008 (Vietinbank 25/12) và 2011 (BIDV 28/12). 

Trong ngày diễn ra sự kiện IPO BIDV, 2 cổ phiếu được đem ra so sánh là VCB và CTG đều đóng cửa giá trần. VCB đóng cửa ở mức 20.300 đồng/cp còn CTG là 17.400 đồng/cp.

1. Thông tin trước đấu giá:   

Tổng số lượng nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá BIDV cao hơn hẳn 2 đợt đấu giá trước đó, khi có tới 16.238 NĐT đăng ký tham gia, cao gấp 1,7 lần đấu giá VCB, và gấp 1,25 lần đấu giá CTG. Chỉ số VN-Index tại thời điểm đấu giá VCB là cao nhất đạt 924,37 điểm, tiếp đến là BIDV đạt 350,66 điểm và thấp nhất là CTG đạt 302,19 điểm.

Số lượng cổ phần BIDV đặt mua so với số lượng chào bán cũng cao vượt trội so với 2 cuộc đấu giá kia, khi lượng đặt mua BIDV đợt này đạt 140,8 triệu đơn vị, cao gấp 66% lượng chào bán. Ở đấu giá Vietcombank và Vietinbank, con số này lần lượt là 122,2 triệu (gấp 25,3%) và 55,9 triệu (gấp 4,3%).

Tương ứng với thị trường tại thời điểm cuối 2007, giá khởi điểm mà Vietcombank đưa ra là cao nhất trong 3 đợt đấu giá này, ở mức 100.000 đồng/cp. Còn lại 2 ngân hàng Vietinbank và BIDV đưa ra 2 mức giá khởi điểm khá sát nhau, lần lượt là 20.000 đồng/cp và 18.500 đồng/cp.

2. Kết quả đấu giá:

Cả 3 đợt đấu giá này đều bán thành công toàn bộ lượng cổ phần đưa ra đấu giá, với mức thu được cao nhất đương nhiên thuộc về Vietcombank, đạt 10.516 tỷ đồng. Vietinbank thu được hơn 1.000 tỷ đồng, còn BIDV thu về được 1.575 tỷ đồng.

  •  Giá đấu thành công bình quân:
    • Vietcombank: 107.860 đồng/cp
    • Vietinbank:       20.265 đồng/cp
    • BIDV:                 18.583 đồng/cp
Tỷ lệ chênh lệch % giữa giá đấu thành công bình quân và giá khởi điểm của BIDV là thấp nhất, chỉ tăng 0,4%, tiếp đến là Vietinbank tăng 1,3%, và cao nhất là Vietcombank với mức tăng 7,9%.

3. Xu hướng thị trường sau từng đợt IPO

Đợt đấu giá Vietcombank cuối năm 2007 đánh dấu sự đi xuống chung của toàn bộ thị trường chứng khoán trong năm 2008, khi 1 năm sau tới cuộc đấu giá Vietinbank (25/12/2008), chỉ số VN-Index đã mất 67,3% (tương đương mất 622 điểm). Đây cũng là năm mà chỉ số VN-Index giảm mạnh nhất kể từ khi TTCK Việt Nam ra đời.

Thay đổi giá của các cổ phiếu qua các sự kiện chính được trình bày cụ thể ở bảng số liệu dưới đây:

Giá các cổ phiếu Ngân hàng niêm yết tại 2 sàn chốt trong phiên giao dịch 29/12/2011:


4. Kết luận

BIDV đã bán thành công toàn bộ 84,7 triệu cổ phần đưa ra đấu giá, qua đó nâng tổng lượng cung cổ phiếu đưa ra thị trường trong năm 2011 lên mức 5,5 tỷ cổ phiếu. Sau gần 4,5 năm kể từ ngày chính thức ký hợp đồng dịch vụ tư vấn cổ phần hoá với Morgan Stanley Asia (Singapore) Pte, cuộc đấu giá này rốt cuộc đã đi tới những bước cuối cùng.

Xu hướng thị trường diễn biến sau đợt đấu giá này ra sao, tương quan giá giữa 3 cổ phiếu này thay đổi thế nào, hay xa hơn là những ảnh hưởng từ đợt đấu giá này tới hoạt động IPO các doanh nghiệp lớn có vốn Nhà nước tới đâu, đó vẫn là những điều mà ngay hiện tại chúng ta chưa có câu trả lời rõ ràng.


Xem thêm:

Kết quả đấu giá Vietcombank - 26/12/2007

Kết quả đấu giá Vietinbank - 25/12/2008

Kết quả đấu giá BIDV - 29/12/2011


Bộ phận Dữ liệu

lenam

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên