MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó tổng KPMG: “Tôi nhấn mạnh, thị trường M&A sắp tới sẽ rất sôi động”

“Nếu chúng ta chuẩn bị tốt cơ hội này thì trong vòng 2-3 năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một làn sóng mới – các nguồn tiền sẽ đổ vào Việt Nam kể cả nguồn tiền từ FDI, hay thông qua M&A.”

Đây là những chia sẻ của ông Nguyễn Công Ái - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG trong phiên thảo luận chủ đề “Cuộc tìm kiếm dòng hải lưu” tại Diễn đàn Việt Nam CEO Forum 2014.

Từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Từ đầu năm 2014, một số dịch vụ logistic cũng mở cửa cho DN nước ngoài sở hữu 100% vốn… Sắp tới đây, khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean thì một số lĩnh vực, nhiều sắc thuế sẽ giảm về 0.

Gần đây, KPMG đã hỗ trợ cho một số DN Mỹ đang đầu tư vào Việt Nam. Thêm vào đó, một làn sóng DN Trung Quốc đang tìm vào đầu tư vào dệt may Việt Nam.

Trong khi các DN nước ngoài có thể tiếp cận với các nguồn vốn rẻ, có nguồn vốn dồi dào thì các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vốn không dễ dàng. Bởi các DN Việt Nam để vay được 100 tỷ đồng bắt buộc phải thể chấp rất nhiều tài sản, ngược lại, ở nước ngoài,  các doanh nghiêp muốn vay chỉ cần ngân hàng có niềm tin vào dự án đầu tư thì họ đã có thể vay.

Với bối cảnh và tiềm lực như vậy, ông Ái dự báo thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp/ngân hàng… sẽ rất sôi động. “Tôi nhấn mạnh, thị trường M&A sắp tới sẽ rất sôi động”. Thị trường M&A sôi động một phần nhờ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo cung lớn trên thị trường. 

Câu hỏi đặt ra rằng, liệu các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội nào khi thị trường M&A sôi động không? Theo ông Nguyễn Công Ái,  thị trường M&A sẽ nhận hiệu ứng lan truyền từ các DNNN, vì DNNN gây sự chú ý với các DN nước ngoài, nhà đầu tư.

Sau khi Samsung, Nokia, Microsoft chuyển nhà máy sang Việt Nam một số DN nước ngoài khác cũng suy nghĩ cần phải vào thị trường Việt Nam. Các DN Nhật Bản, Hàn Quốc đặc biệt quan tâm tới VN.

Tuy nhiên, trên thực tế, các DN nước ngoài sợ DNNN vì cơ chế ra quyết định rất khó khăn. Do vậy, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng các tổ chức nước ngoài tìm đến hợp tác khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông Ái cho rằng, nếu chúng ta chuẩn bị tốt cơ hội này thì trong vòng 2-3 năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một làn sóng mới – các nguồn tiền sẽ đổ vào Việt Nam kể cả nguồn tiền từ FDI, hoặc thông qua M&A. Đây là xu hướng ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp cũng như giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn lớn.

Vậy làm cách nào để các doanh nghiệp nhỏ và vừa không rơi vào tình trạng “bán lúa non” với nhà đầu tư nước ngoài? Ông Ái cho rằng, nếu một doanh nghiệp nhỏ làm ăn tốt không nhất thiết phải bán vốn cho NĐT nước ngoài. Để tránh tình trạng các doanh nghiệp bán lúa non, bán được giá tốt cho đối tác nước ngoài các doanh nghiệp nên có những bước chuẩn bị thật chu đáo, đội ngủ nhân sự tốt, người chủ doanh nghiệp có khả năng đối thoại, có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng….

Thanh Giang

quynhnn

Tài chính Plus

Trở lên trên