MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy gì ở các doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận bất thường?

Trong các doanh nghiệp được nhắc đến, mặc dù tăng trưởng với tỷ lệ rất cao, nhưng không thể phủ nhận ROE 6 tháng đầu năm 2014 của các công ty này khá thấp.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2014 đã đi qua quá nửa chặng đường. Vẫn còn những ông lớn chưa công bố thông tin về lợi nhuận thu được 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả vẫn là con số lợi nhuận tăng trưởng vượt trội, gấp hàng chục lần so với cùng kỳ.

Chúng tôi xin điểm qua tình hình kinh doanh của 20 doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất.

Lợi nhuận mỏng, ROE thấp

Trong các doanh nghiệp được nhắc đến, mặc dù tăng trưởng với tỷ lệ rất cao, nhưng không thể phủ nhận ROE 6 tháng đầu năm 2014 của các công ty này khá thấp. Hầu hết các doanh nghiệp đều có tỷ lệ ROE dưới 10%, tức là 10 đồng vốn chủ sở hữu mang lại chưa đến 1 đồng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Có trường hợp thậm chí ROE chưa đến 1% như HAS, KTB. 2 trường hợp có chỉ số ROE cao hơn 10% là CVT và KKC.

Sự trỗi dậy của nhóm ngành xây dựng

Xây dựng - Bất động sản đã từ lâu như một cặp bài trùng cho việc thua lỗ, lợi nhuận khiêm tốn. Chính vì thế, 6 tháng đầu năm 2014, chỉ cần con số lợi nhuận nhỉnh hơn cùng kỳ, tỷ lệ tăng trưởng đã trở nên rất cao. Trong nhóm 20 doanh nghiệp, có tới 5 doanh nghiệp xây dựng. Cũng không nằm ngoài quy luật, nhóm ngành này có ROE tương đối thấp.

Ngoài nhóm ngành xây dựng, đáng chú ý là nhóm thủy hải sản, trong đó có chế biến tôm và cá tra.

IDI là doanh nghiệp có nhuận cao nhất trong nhóm ngành nói trên, đạt 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận riêng quý 2 là nguyên nhân giúp công ty "bứt phá" trong 6 tháng đầu năm. Trong quý 2, IDI có ký hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản mang lại LNST trên 25 tỷ đồng, chiếm một nửa lợi nhuận trong kỳ của công ty.

Đối với Thủy sản Mekong (AAM), lợi nhuận quý 2 cũng góp phần chủ yếu vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, kết quả vượt trội trong quý 2 của AAM chủ yếu đến từ việc công ty nỗ lực cắt giảm chi phí bán hàng trong kỳ.

ICF có vẻ khả quan hơn với sự khởi sắc trong doanh thu. Tuy nhiên, tỷ trọng giá vốn/doanh thu thuần của công ty quý 2 tăng vọt khiến kết quả kinh doanh của công ty không khả quan như lúc đầu. Lãi ròng 3,3 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, tăng gấp 30 lần con số cùng kỳ, ROE của ICF chỉ đạt vỏn vẹn chưa đến 2%.

Trong các doanh nghiệp thủy hải sản, FMC là doanh nghiệp khả quan hơn cả về hiệu quả sử dụng vốn chủ. ROE của công ty 6 tháng đầu năm đạt 9,43%. LNST 6 tháng đạt 23 tỷ đồng, bằng 11 lần con số cùng kỳ. Tình hình khả quan của FMC còn thể hiện ở thông cáo năm 2014 công ty sẽ hoàn thành vượt kế hoạch từ 20% trở lên. Trong nhóm ngành thủy hải sản được nêu, FMC là doanh nghiệp duy nhất có mảng chủ yếu là nuôi trồng chế biến tôm.

Như vậy, không giống như các doanh nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp thủy hải sản mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh về doanh thu, vẫn thể hiện sự phân hóa khá mạnh. Các nguyên nhân cho sự tăng trưởng vượt trội chưa hẳn đến từ mảng kinh doanh chính của các công ty.

Ngoài 2 nhóm ngành nổi trội nói trên, đại diện từ công ty chứng khoán có 2 công ty SHSAPS, trong đó SHS tỏ ra vượt trội cả về quy mô vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn điều lệ 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng thành tích cũng ghi nhận sự góp sức của Bảo hiểm Pjico PGI - trong khi mảng kinh doanh bảo hiểm nhìn chung vẫn đang gặp khó khăn trong thời gian gần đây và chưa có dấu hiệu hồi phục rõ nét. 6 tháng đầu năm PGI lãi ròng 43 tỷ đồng, bằng 13 lần con số cùng kỳ.


Thống kê 20 doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất 6 tháng đầu năm

Hồng Ngọc

thunm

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
KKC
Trở lên trên