Thị trường hàng hóa ngày 9/8: Giá dầu và sắt thép sụt mạnh, cao su lên cao nhất 3 tuần
Các mặt hàng khác như cà phê và đường cũng sụt giảm phiên hôm qua, giá sữa trong khi đó ổn định trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp. Các nông sản của Trung Quốc như tỏi được mùa nên giá giảm.
- 08-08-2018Thị trường hàng hóa ngày 8/8: Giá dầu, kim loại quý, cao su cùng tăng, thép đắt nhất 6 năm
- 07-08-2018Thị trường hàng hóa ngày 7/8: Dầu, quặng sắt, cao su, lúa mì đồng loạt tăng giá
- 04-08-2018Thị trường hàng hóa ngày 4/8: Dầu, vàng giảm còn sắt thép, gạo, ngũ cốc tăng giá, tôm Trung Quốc đắt nhất châu Á
Dầu giảm mạnh trở lại
Giá dầu kết thúc phiên vừa qua giảm khoảng 3%, do tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và số liệu nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy nhu cầu năng lượng của nước này giảm.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 2,37 USD tương đương 3,17% còn 72,28 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,23 USD tương đương 3,22% xuống còn 66,94 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 66,32 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 22/6.
Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ có trị giá 16 tỉ USD từ nhiên liệu, sản phẩm thép đến ô tô và thiết bị y tế. Cuộc chiến thương mại leo thang đã ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư lo ngại tiềm năng của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới suy giảm sẽ khiến nhu cầu hàng hóa giảm.
Giá vàng tăng do đồng USD giảm, với vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.213,14 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tại Mỹ tăng 2,7 USD, tương đương 0,2% lên 1.221 USD/ounce. Tuy nhiên, tính đến nay vàng đã giảm hơn 10% kể từ tháng 4/2018. Thị trường vàng dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá bởi Mỹ dự kiến tiếp tục nâng lãi suất sẽ khiến USD tăng hơn nữa và căng thương mại Mỹ - Trung tăng lên sẽ khiến giới đầu tư tăng đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Cả hai yếu tố này đều bất lợi cho thị trường vàng.
Trong nhóm kim loại quý, bạc tăng 0,6% lên 15,42 USD/ounce, bạch kim tăng 0,7% lên 831,7 USD/ounce, palađi giảm 0,6% xuống còn 900,9 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 889,9 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 23/7.
Đồng duy trì ổn định, nhôm cao nhất 2 tuần
Giá đồng duy trì ổn định trong phiên vừa qua sau khi Mỹ thông báo kế hoạch áp thuế mới đối với hàng hóa trị giá 16 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc từ cuối tháng này. Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,1% xuống còn 6.168 USD/tấn.
Nhà tư vấn Peter Fertig thuộc Quantitative Commodity Research nhận định: "Thị trường đồng vẫn chịu ảnh hưởng bởi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc". Nhập khẩu quặng đồng của Trung Quốc trong tháng 7/2018 đạt mức cao kỷ lục, do các nhà máy luyện kim của nước này đẩy mạnh mua nguyên liệu để tăng công suất sản xuất và tận dụng cơ hội lợi nhuận từ việc tinh luyện đang ở mức cao.
Trong khi đó, nhôm tăng hơn 3% lên 2.133,5 USD/tấn, cao nhất 2 tuần. Xuất khẩu nhôm của Trung Quốc trong tháng 7/2018 tăng khá mạnh do đồng nhân dân tệ (CNY) suy yếu và thị trường chịu áp lực bởi thuế quan nhập khẩu của Mỹ và căng thẳng thương mại gia tăng.
Các kim loại khác biến động trái chiều, chì giảm 0,6% xuống còn 2.136 USD/tấn, thiếc giảm 0,6% lên 19.400 USD/tấn, kẽm tăng 0,5% lên 2.612 USD/tấn, nickel tăng 1,4% lên 14.050 USD/tấn.
Thép và quặng sắt quay đầu giảm
Giá sắt và thép tại Trung Quốc giảm do các thương nhân lo ngại giá tăng cao không xuất phát từ nhu cầu thực tế mà do tranh chấp thương mại với Washington leo thang.
Thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 0,1% xuống còn 4.236 CNY (621,52 USD)/tấn (phiên trước đó đạt mức cao nhất 6 năm), trong khi quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên cũng đảo chiều sau 3 ngày tăng liên tiếp, giảm 0,6% xuống còn 509 CNY/tấn.
Thành phố Xingtai thuộc tỉnh Hà Bắc đã chỉ thị cho các nhà máy thép, và than cốc cắt giảm sản xuất từ ngày 15/8 nhằm giảm ô nhiễm môi trường – điều có thể khiến nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép giảm đi.
Cao su cao nhất 3 tuần
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức cao nhất 3 tuần theo xu hướng giá dầu thô phiên liền trước và biến động của thị trường cao su tại Thượng Hải. Cao su giao tháng 1/2019 trên sàn Tokyo kết thúc phiên tăng 2,6 JPY tương đương 1,5% lên 174 JPY (1,57 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 174,5 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 19/7/2018; cao su giao cùng kỳ hạn tại Thượng Hải tăng 165 CNY lên 12.500 CNY (1.830 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2018.
Nhà phân tích Toshitaka Tazawa thuộc công ty môi giới hàng hóa Fujitomi Co. cho rằng: "Giá cao su trên sàn Tokyo sẽ giới hạn ở mức khoảng 175 JPY do các nhà đầu tư lo ngại về xung đột giữa Trung Quốc - Mỹ và có khả năng Washington sẽ áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với xe hơi của Nhật Bản".
Cà phê và đường đều giảm
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 1,12 cent tương đương 1,1% xuống còn 1,0785 USD/lb. Và cà phê robusta cùng kỳ hạn giảm 13 USD, tương đương 0,8% xuống còn 1.655 USD/tấn.
Hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7 cent tương đương 0,6% xuống còn 10,81 cent/lb. Đường trắng cùng kỳ hạn giảm 3,6 USD tương đương 1,1% xuống còn 319,4 USD/tấn.
Sữa ổn định sau 4 phiên giảm liên tiếp
Giá sữa thế giới vững trong 2 tuần vừa qua. Trong phiên đấu giá ngày 7/8, chỉ số giá sữa toàn cầu - GDT Price Index - trung bình là 3.136 USD/tấn, chỉ thấp hơn 1,7% so với phiên trước đó (cách đây 2 tuần), trong đó giá sữa bột nguyên kem tăng nhẹ 0,1%, bơ giảm 3,2%, phômai cheddar và chất béo khan (anhydrous milk fat eked) tăng lần lượt 1,3% và 1,2%. Trước phiên này, giá đã giảm liên tục trong 4 phiên do sản lượng của New Zealand hồi phục trở lại góp phần làm tăng nguồn cung trên toàn cầu.
Tỏi Trung Quốc được mùa, giá giảm
Vụ thu hoạch tỏi năm 2018 của Trung Quốc bắt đầu từ cách đây 2 tuần, nguồn cung ra thị trường tăng dần và giá hiện thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái do sản lượng tăng. Vụ tỏi năm nay được nhận định là có sản lượng và chất lượng đều cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn nữa, dự báo giá sẽ tăng trở lại bởi tỏi sắp bắt đầu được mua để đưa vào kho giữ lạnh (chi phí bảo quản sẽ làm đội giá lên).
Thanh long tại Trung Quốc giá 0,3 – 1,3 USD/0,5 kg
Giá thanh long trồng trong nước tại Trung Quốc có sự chênh lệch lớn giữa các kích cỡ và chất lượng, hiện dao động trong khoảng từ 2 – 7 CNY (0,3 – 1,3 USD)/0,5 kg, trong đó loại trọng lượng dưới 200 gr/quả giá không quá 2 CNY/0,5 kg, còn loại trên 500 gr giá có thể lên tới 6-7 CNY (0,89 – 1,03 USD)/0,5 kg.
Được biết, chỉ trong vòng 7 năm, diện tích trồng thanh long tại Trung Quốc tăng tới 1100%, từ 3.333 ha năm 2011 lên 40.000 ha hiện nay và chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng thêm khoảng 33.000 –66.000 ha chỉ trong vài năm tới. Xu hướng mở rộng từ năm 2012 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, giới chức nước này đang lo ngại rằng, việc mở rộng ồ ạt mà không đạt tiêu chuẩn (giá sản phẩm không cao) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thanh long nước này.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc sáng ngày 9/8