MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường hàng hóa rơi vào cảnh “hỗn loạn”

18-06-2021 - 18:07 PM | Thị trường

Thị trường hàng hóa rơi vào cảnh “hỗn loạn”

Trong khi những cuộc thảo luận về sự bùng nổ của thị trường hàng hóa vẫn còn tiếp diễn thì một số mặt hàng đã mất sạch toàn bộ mức tăng giá của năm nay, trong khi một số mặt hàng khác cũng gần xóa sổ mức tăng mạnh của 6 tháng qua. Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu tuần này giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 hồi đầu năm 2020.

"Tin đồn kể từ tháng 3 rằng Cục Dự trữ Nhà nước Trung Quốc (SRB) sẽ tung dự trữ kim loại màu ra thị trường đã trở thành sự thật vào ngày 16/6. Cùng với quyết định lãi suất của Fed vào ngày 17/6 (sau khi chỉ số giá PPI tháng 5 của Mỹ tăng mạnh đã khiến hầu hết các cổ phiếu nguyên liệu năng lượng mới giảm mạnh, giảm 5-10% qua đêm 17/6, "công ty đầu tư Jefferies cho biết. Cổ phiếu của Global X Copper Miners ETF đã giảm hơn 7%, trong khi của Alcoa và US Steel giảm lần lượt 6,5% và 8%.

Thị trường hàng hóa đã chứng kiến ​​sự biến động bất thường vào năm 2021 trước đợt bán tháo gần đây nhất, với gỗ xẻ và ngô là hai ví dụ về thị trường mà giá đã tăng vọt lên mức lịch sử trước khi mất giá. Hợp đồng gỗ kỳ hạn tương lai, đã giảm giá trong hơn một tháng qua, giảm thêm 1,8% vào ngày 17/6.

Thị trường hàng hóa rơi vào cảnh “hỗn loạn” - Ảnh 1.

Giá hàng hóa tuần này giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19

Đậu tương là mặt hàng dẫn đầu trong số này do đã mất đi toàn bộ mức tăng của năm 2021 sau khi giảm hơn 20% kể từ mức cao nhất 8 năm đạt được vào tháng 5/2021. Ngô và lúa mì cũng giảm từ mức cao nhất của nhiều năm.

Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg, Chỉ số Bloomberg Grains Spot Subindex, phiên 17/6 đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, khi ngoài ngũ cốc thì giá các mặt hàng khác cũng "bốc hơi", như bạch kim, bất chấp việc giá nickel, đường và thậm chí cả gỗ xẻ lại tăng vọt.

Giá palladium phiên 17/6 đã giảm hơn 11%, trong khi bạch kim giảm 7%, còn ngô giảm 6% và đồng giảm 4,8%. Kể cả dầu mỏ - mặt hàng đang nóng sốt – cũng giảm giá hơn 1% trong phiên vừa qua.

Trên thực tế, hiện tượng giá giảm đã xuất hiện từ đầu tuần này, một phần do các động thái của Trung Quốc nhằm hạ nhiệt giá nguyên liệu.

Thị trường hàng hóa rơi vào cảnh “hỗn loạn” - Ảnh 2.

Giá hàng hóa tuần này hầu hết giảm

Thực tế là một số thị trường hàng hóa đang giảm giá trong khi những thị trường khác - bao gồm dầu thô và thiếc – tiếp tục duy trì xu hướng tăng, cho thấy sự phức tạp của thị trường hàng hóa ở thời điểm hiện tại và những phản ứng không giống nhau ở mỗi thị trường khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại

Trong khi những nguyên liệu này tăng giá do nhu cầu cơ bản mạnh thì những nguyên liệu khác lại phải đối mặt với những khó khăn riêng, chẳng hạn như lo lắng về nguồn cung giảm bớt trong trường hợp của thị trường đậu tương, và sự không chắc chắn của chính sách tiền tệ trong trường hợp của thị trường vàng và bạc.

Một số mặt hàng cũng đang bị ảnh hưởng bởi nỗ lực của Trung Quốc trong việc chặn đà tăng của lạm phát và những tín hiệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đối với chính sách tăng lãi suất, cũng như việc USD tăng.

Kết quả là chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg tuần này giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, đầu năm 2020.

Trung Quốc hôm 16/6 thông báo bắt đầu kế hoạch xuất bán các kim loại chủ chốt từ kho dự trữ, trong đó có đồng và nhôm. Các quan chức nước này cũng cảnh báo về tình trạng đầu cơ trên thị trường tài chính trong những tuần gần đây.

Chuyên gia hàng hóa của ngân hàng UBS cho biết việc Chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ có thể tạo ra áp lực bán hàng hóa.

"Giá kim loại cơ bản đang ‘tan chảy’ khi Hội đồng Nhà nước Trung Quốc mạnh tay xử lý các hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa, bằng cách điều tra các doanh nghiệp và kiểm toán các công ty có mua bán hợp đồng kỳ hạn tương lai nhằm siết chặt mức lợi nhuận", chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, Daniel Ghali, cho biết trong một thông báo, và cho biết: "Mặc dù các doanh nghiệp có cơ sở ở nước ngoài khó bị kiểm soát, nhưng chiến dịch này cũng vẫn có ảnh hưởng đến họ".

Thị trường hàng hóa nguyên liệu chịu thêm một "cú đánh kép" khi ngân hàng trung ương Mỹ hôm 16/6 phát đi tín hiệu về việc sớm tăng lãi suất và báo hiệu rằng đang theo sát diễn biến giá cả. Điều này có thể cũng góp phần đáng kể vào sự giảm giá mạnh mẽ của thị trường hàng hóa, bởi lãi suất tăng đẩy tăng giá USD.

Chỉ số đồng đô la, so sánh USD với rổ các tiền tệ chủ chốt, đã tăng khoảng 1,6% kể từ khi các dự báo cập nhật của Fed được công bố. Hàng hóa thường có xu hướng đi ngược giá với đồng bạc xanh vì hàng hóa trên toàn cầu chủ yếu được định giá bằng USD.

"Đồng đô la Mỹ có thể đang phản ứng với việc lợi suất trái phiếu tăng ca và triển vọng giảm dần kích thích - sẽ làm chậm nguồn cung đô la Mỹ, và điều đó dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong giá hàng hóa", chuyên gia Jim Paulsen của Leuthold Group thông tin với phóng viên của CNBC. Theo ông Paulsen: "Hàng hóa đã là một khoản đầu tư phổ biến trong năm qua khi các nhà đầu tư bổ sung một số biện pháp bảo vệ danh mục đầu tư chống lại lạm phát."

Giá hàng hóa lao dốc hiện nay trái ngược với xu hướng tăng mạnh suốt những tháng đầu năm, khi nhu cầu tăng mạnh nhờ Mỹ và các nền kinh tế lớn khác mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.

Trong tình cảnh "hỗn loạn" của thị trường hàng hóa như hiện nay, việc nhận định triển vọng trở nên vô cùng khó khăn.

Stephen Nicholson, nhà phân tích cấp cao về ngũ cốc và hạt có dầu của Rabobank, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 17/6 rằng: "Sự biến động mà chúng ta đang thấy hiện nay là do thời tiết. Trong vài tuần qua, bạn chỉ nhận được những cú sốc mỗi ngày, từ ngày này sang ngày khác."

Tuy nhiên, năng lượng và kim loại công nghiệp, vốn thường hưởng lợi từ việc đặt cược rằng nền kinh tế mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu, vẫn ở mức cao hơn so với đầu năm và một số nhà phân tích cho rằng đà tăng khó có thể mất đi đáng kể.

Jason Bloom, chiến lược gia thị trường toàn cầu của Invesco, công ty giám sát tài sản 1,4 nghìn tỷ USD cho khách hàng, cho biết: "Chúng tôi tin rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một chu kỳ mạnh mẽ kéo dài một thập kỷ đối với hàng hóa, tương tự như chu kỳ diễn ra từ cuối những năm 90 đến năm 2008", "Những hạn chế về nguồn cung tương đối cách biệt với những thông điệp từ Fed trong cuộc họp vừa qua", và " Trung Quốc có thể đẩy giá xuống trong ngắn hạn bằng cách giải phóng dự trữ, nhưng họ không kiểm soát thị trường ".

Tham khảo: Bloomberg, Cnbc

Vũ Ngọc Diệp

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên