MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua

21-06-2022 - 16:14 PM | Thị trường

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua

Theo dữ liệu từ Trading Economics ghi nhận tại ngày 17/6, giá nhiều loại hàng hóa đã có sự tăng đột biến trong vòng một năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ xung đột căng thẳng giữa Nga và Ukraine, nhu cầu sử dụng tăng cao và các tác động từ lạm phát.

Giá năng lượng

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 1.

Giá dầu

Ngay cả khi lạm phát tăng vọt trong bối cảnh kinh tế trì trệ, làm dấy lên rủi ro suy thoái, nhu cầu dầu thế giới cũng không giảm đủ mạnh để hạ giá dầu như năm 2008. Vấn đề nằm ở nguồn cung, do vậy dù kinh tế suy thoái cũng không khiến giá dầu sụt giảm.

Ngày 3/6, EU chính thức thông qua lệnh cấm vận dầu Nga, nằm trong gói trừng phạt thứ 6 áp lên Moskva liên quan đến việc nước này tiến hàng chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Phần lớn các nước EU sẽ có 6 tháng để giảm dần nhập dầu Nga, và 8 tháng với các sản phẩm khác từ dầu.

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 2.

Các chính phủ có thể tung ra nhiều chính sách để hạ giá, trong đó có trợ giá nhiên liệu và áp trần giá xăng. Tuy nhiên, điều thế giới cần nhất hiện tại là tăng cung đáng kể, thì rất khó xảy ra.

Năm 2021, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga đóng góp 14% nguồn cung dầu toàn cầu. Vì thế, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo ra khoảng trống lớn về nguồn cung trên thị trường "vàng đen" thế giới. IEA cho biết trong tháng Tư, sản xuất của Nga giảm gần 1 triệu thùng/ngày và con số này có thể lên đến 3 triệu thùng/ngày vào nửa cuối năm 2022.

OPEC+ ngày 2/6 đã nhất trí tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng Bảy và 8/2022, nhiều hơn 200.000 thùng so với kế hoạch cũ. IEA dự báo sản lượng dầu toàn cầu, nếu không tính Nga, sẽ phải tăng thêm hơn 3 triệu thùng/ngày trong năm nay để cân bằng tác động của lệnh trừng phạt.

Bên cạnh đó, năng lực của OPEC cũng hạn chế. OPEC+ từ lâu đã khó đạt mục tiêu sản lượng, ngay cả khi các nước thành viên chủ chốt của OPEC như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Kuwait đã xuất khẩu ít hơn trong tháng 4/2022.

Các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và Bắc Kinh, đã trong tình trạng phong tỏa suốt nhiều tháng qua, làm hạn chế nhu cầu của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu rút dần các hạn chế, nhu cầu tăng trở lại có thể kéo giá dầu lên cao. Trung Quốc có thể tăng cường nhập khẩu dầu Nga, khi dầu Urals đang được bán với giá thấp hơn 34 USD/thùng so với dầu Brent.

Giá khí đốt

Giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần 14 năm qua sau khi tình hình chiến sự giữa Nga - Ukraine tàn phá thị trường năng lượng toàn cầu. Bên cạnh đó, tình trạng sụt giảm sản lượng của Mỹ và lượng dự trữ ở ngưỡng thấp, kém 21% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng đang đe dọa tính ổn định trên thị trường.

Giá khí đốt còn chịu tác động bởi nhu cầu sử dụng và xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) ở Mỹ, dần tạo thêm áp lực lạm phát trên toàn nền kinh tế. Trong khi đó, người tiêu dùng đang phải thanh toán những hóa đơn năng lượng đắt đỏ còn nhà cung cấp dịch vụ thì chịu giá đầu vào cao hơn.

Theo công ty nghiên cứu EBW Anaytics, việc nhiệt độ Trái Đất nóng lên đang thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt cho điều hòa và làm mát. Do đó, bất kỳ mô hình thời tiết nào thay đổi cũng để lại nhiều thách thức đối với giá năng lượng.

Giá than

Giá dầu thô, khí đốt tăng mạnh đã gây "náo loạn" thị trường năng lượng trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, mức tăng đó vẫn chưa thể so sánh với loại năng lượng từng bị cả Thế giới "chê" vì bị xem là "bẩn" nhất Thế giới: than đá.

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 3.

Khi giá các loại nhiên liệu thay thế tăng cao, nguồn cung gặp khó khăn, chính phủ trên khắp Thế giới lại một lần nữa nhìn vào "nhiên liệu bẩn" khi họ tranh giành để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình.

Lượng điện tạo ra từ các nhà máy nhiệt điện đã tăng 9% trong năm nay. Trước đó, điện than đã giảm 4% trong năm 2022 do kinh tế toàn cầu bị đình trệ nhưng IEA nhận thấy nhu cầu điện của năm nay đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của các nguồn cung cấp điện ít phát thải, buộc các nền kinh tế giàu có phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan này ước tính nhu cầu than, bao gồm cả ngành xi măng và luyện thép đã tăng 6% trong năm nay.

Giá than đã tăng hơn 200% kể từ thời điểm tháng 5/2021. Các chuyên gia dự báo nhu cầu than trên toàn thế giới có thể đạt đỉnh vào năm 2022 trong khi giá bán có thể cán mốc 500 USD⁄tấn.

Giá kim loại

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 4.

Theo báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu Argus Media của Anh, giá lithium, một kim loại hiếm được sử dụng trong sản xuất pin sạc, đã tăng gấp 5 lần kể từ tháng 4/2021 do nhu cầu của các nhà sản xuất ô tô tăng cao. Giá pin chiếm khoảng 30-40% giá xe điện (EV).

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 5.

Đây được xem là hệ quả của các quy định mới về trung hòa carbon từ chính phủ các nước, lựa chọn của người tiêu dùng (tăng mạnh việc mua xe điện) và nguồn cung hạn chế do đầu tư thấp trong những năm gần đây. Trong khi một số mỏ lithium mới hoặc mở rộng khai thác đã xuất hiện tại Úc, Mỹ hay Brazil, một số mỏ khác tại Chile hay Serbia đã bị đóng cửa hoặc cắt giảm bởi sự phản đối của chính quyền địa phương.

"Công nghệ", hay nói chính xác hơn là việc sử dụng hiệu quả hơn các vật liệu có sẵn hay thay thế lithium bằng loại hóa chất khác đang bị hạn chế rất lớn. Ngay cả các việc phát triển các dự án kỹ thuật chuyên sâu cũng không làm giảm nhu cầu sử dụng lithium cho đến năm 2030, 2035 hoặc thậm chí 2050.

Nhu cầu tăng cùng với căng thẳng Nga-Ukraine, mà làm gián đoạn chuỗi cung ứng lithium, sẽ có khả năng đẩy giá bán xe điện lên cao, khiến người tiêu dùng khó tiếp cận với những chiếc xe vốn đã đắt đỏ này, đồng thời có khả năng làm chậm quá trình chuyển đổi từ xe chạy nhiên liệu hóa thạch.

Giá nông sản

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 6.

Tình trạng thiếu hụt dầu hướng dương cũng đã gây ra hiệu ứng domino, khiến giá dầu hạt cải, dầu cọ và dầu ô liu trên thế giới tăng cao kỷ lục. Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới với thị phần từ 15 – 20% trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, Nga chiếm khoảng 2% xuất khẩu ngô toàn cầu trong năm 2020 và 2021. Đối với lúa mì, tổng tỷ trọng xuất khẩu của cả 2 quốc gia này chiếm tới gần 30% khối lượng thương mại thế giới. Chính vì tầm quan trọng đối với nguồn cung, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen trong thời gian qua đã làm gia tăng lo ngại về việc dòng chảy nông sản sẽ bị gián đoạn.

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 7.

Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu cọ, đậu nành và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng hàng hóa tăng giá. Giá dầu ăn bán tại các cửa hàng ở thủ đô New Delhi tăng từ 12% đến 17% kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Chính phủ nước này đã bãi bỏ thuế nhập khẩu và đang cố gắng hạn chế việc tích trữ dầu ăn, nhưng giá mặt hàng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tại châu Âu, dầu ăn đang được liệt vào danh sách khan hiếm. Việc người dân Tây Ban Nha đổ xô đi mua tích trữ dầu ăn dễ khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh các siêu thị bị vét sạch giấy vệ sinh hồi dịch COVID-19 mới bùng phát. Cũng ở nước này, vào năm 2021, giá dầu ăn chỉ 0,8 Euro/lít.

Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Mintec, Ukraine đã xuất khẩu 5,27 triệu tấn dầu hướng dương trong giai đoạn 2020 - 2021, chiếm khoảng 47% tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của nước này đã phải tạm dừng từ khi xung đột nổ ra.

Việc thiếu nguồn cung từ Nga và Ukraine, những nước xuất khẩu dầu ăn lớn, đã khiến giá dầu hướng dương thế giới tăng 44% vào cuối tháng 3 so với cùng kỳ năm 2021, trong khi dầu hạt cải đã tăng 72%. Sự thiếu hụt dầu ăn đang lan đến cả châu Phi và khiến mặt hàng dầu cọ vốn được sử dụng hết sức phổ biến trong các bữa ăn bắt đầu tăng giá.

Giá nguyên nhiên liệu

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 8.

Giá niken trong các phiên giao dịch thường chỉ biến động vài trăm USD/tấn. Suốt một thập kỷ qua, giá bán kim loại này chỉ trong biên độ 10.000 - 20.000 USD/tấn. Giá niken đã có thời điểm bứt phá, tăng vọt 66% lên hơn 48.000 USD/tấn.Tốc độ tăng giá của niken diễn ra nhanh chóng sau khi Nga, một nhà sản xuất kim loại lớn, tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, làm gia tăng lo ngại về vấn đề nguồn cung.

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 9.

Tuy nhiên, niken cũng không hề rẻ ngay cả trước vụ việc Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo trang CNBC, các chuyên gia đã lo ngại về khả năng khan hiếm niken khi các nhà sản xuất toàn cầu tăng tốc độ sản xuất xe điện.

Theo đó, niken là một thành phần quan trọng trong sản xuất pin lithium-ion. Loại pin này được sử dụng trong hầu hết các loại xe ô tô điện (EV) đang được bán rộng rãi trên toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ.

Bên cạnh đó, căng thẳng Nga - Ukraine cũng làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại phân bón toàn cầu. Là nhà cung cấp phân bón lớn, Nga sản xuất trung bình 50 triệu tấn phân bón mỗi năm, chiếm 13% sản lượng phân bón trên thế giới và trên 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu.

Vì vậy, tác động từ chiến tranh giữa Nga - Ukraine đang khiến giá phân bón thế giới biến động mạnh. Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD.

Giá thực phẩm

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 10.

Giá trứng gà trắng loại A ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng chưa đầy một tháng khi nước này trải qua đợt lây lan virus cúm gia cầm type A H5N1 (A/H5N1) nghiêm trọng nhất kể từ năm 2015, khiến hàng chục triệu gà mái đẻ bị tiêu hủy, làm giảm đáng kể nguồn cung trứng.

Ngay cả trước khi dịch cúm A/H5N1 bùng phát, lượng gà mái đẻ ở Mỹ đã giảm về mức tương đối thấp. Ngoài ra, tồn kho bột trứng và lòng trứng đông lạnh cũng giảm mạnh so với mức thông thường và điều này có nghĩa là nguồn cung trứng sẽ thiếu hụt vào cuối năm nay.Giá trứng gà trắng loại A ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng chưa đầy một tháng khi nước này trải qua đợt lây lan virus cúm gia cầm type A H5N1 (A/H5N1) nghiêm trọng nhất kể từ năm 2015, khiến hàng chục triệu gà mái đẻ bị tiêu hủy, làm giảm đáng kể nguồn cung trứng.

Thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến giá tăng cao kỷ lục trong thời gian qua - Ảnh 11.

Mỹ là nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn thứ hai thế giới và cũng là nước xuất khẩu trứng gà lớn. Kể từ khi dịch cúm A/H5N1 xuất hiện, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này đã chậm lại.

Với cá hồi, nguyên nhân khiến giá tăng cao kỷ lục là do nguồn hàng đang khan hiếm cộng với chi phí nhập khẩu tăng cao. Chi phí vận chuyển cá hồi từ các trang trại ở miền Bắc Nauy đến Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng gần gấp đôi sau khi Nga đóng cửa không phận của mình đối với các hãng hàng không châu Âu và Nhật Bản.

Tại Na Uy, chi phí nuôi cá hồi đã tăng lên 20% khiến các hộ nuôi giảm sản lượng. Đồng thời, xung đột Nga và Ukraine đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cá hồi của thị trường này.

https://cafef.vn/thi-truong-hang-hoa-the-gioi-chung-kien-gia-tang-cao-ky-luc-trong-thoi-gian-qua-20220621104721203.chn

Khánh Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên