Thị trường lao động hậu Covid-19 hồi phục thiếu bền vững
So với quý trước, tốc độ tăng lao động có việc làm phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức (tương ứng là 5,8% và 0,8%).
- 06-10-2020Vì sao Hội đồng thẩm định nhà nước “cắt” 2.500 tỷ đồng đầu tư sân bay Long Thành?
- 06-10-2020Tổng Thư ký ASEAN: 5 chiến lược để nền kinh tế khu vực phục hồi hình chữ V thay vì hình chữ L hay dấu phẩy như logo Nike
- 06-10-2020Thất nghiệp tăng kỷ lục
Theo Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý III năm 2020 của Tổng cục Thống kê, lao động có việc làm tăng so với quý trước chủ yếu ở nhóm lao động phi chính thức; tốc độ tăng của lao động phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động chính thức
Số lao động có việc làm phi chính thức quý III năm 2020 là 20,7 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và tăng 149 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
So với quý trước, tốc độ tăng lao động có việc làm phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức (tương ứng là 5,8% và 0,8%).
Điều này cho thấy sự phục hồi của thị trường lao động hiện nay còn thiếu tính bền vững do lao động phi chính thức được coi là bộ phận lao động phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi, khó tiếp cận với các chế độ phúc lợi và bảo hiểm xã hội, Tổng cục Thống kê nhận định.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý III năm 2020 là 57,0%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở khu vực nông thôn cao hơn 13,4 điểm phần trăm so với khu vực thành thị, tương ứng là 62,9% và 49,5%.
Tính chung 9 tháng năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước là 56,0%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức cao như: dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,8%); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (72,2%); nghệ thuật vui chơi và giải trí (70,0%).